Rớt tuyển sinh lớp 10 thì làm gì? Thi trượt lớp 10 có được thi lại không?

Rớt tuyển sinh lớp 10 hay không đủ điểm vào các trường công lập không có nghĩa là đã đánh mất tất cả các cơ hội. Thực tế, bạn còn rất nhiều lựa chọn khác như theo học bổ túc hay học các trường đào tạo nghề. Bài viết sau đây sẽ phân tích và đưa ra những định hướng tốt nhất cho những bạn tốt nghiệp THCS nhưng không đậu vào THPT công lập.

Thi trượt lớp 10 nên làm gì?

Rớt tuyển sinh lớp 10 có được thi lại không?

Việc thi trượt tuyển sinh lớp 10 là điều không mong muốn của tất cả các học sinh và phụ huynh. Tuy nhiên, đôi khi, lựa chọn không thi lại có thể là quyết định sáng suốt hơn nếu học sinh không có học lực tốt để vượt qua kỳ thi tuyển sinh lần 2.

Nếu bạn có học lực không tốt và đã rớt tuyển sinh lớp 10 trường công lập lần đầu tiên, thì rất có thể sẽ không đủ năng lực để đạt được kết quả tốt hơn ở lần thi lại. Điều này có thể khiến bạn mất thêm nhiều thời gian và tiền bạc cho việc chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh lại.

Thay vào đó, bạn có thể tìm kiếm các trường học bổ túc hoặc bắt đầu học nghề , sao cho phù hợp với năng lực và sở thích của mình. 

Nếu rớt tuyển sinh lớp 10 thì bạn cũng đừng buồn 

Rớt tuyển sinh lớp 10 có thể khiến bạn buồn và cảm thấy đau lòng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là những nỗ lực của bạn đã kết thúc và hoàn toàn không có kết quả. Bởi hằng năm, các trường đều đưa ra chỉ tiêu tuyển sinh giới hạn. 

Do đó, chuyện người rớt người đậu là điều khó lòng tránh được. Hãy ngừng suy nghĩ đến và thực hiện một số giải pháp sau, để dễ dàng vượt qua trở ngại này nhé. 

Vượt qua nỗi buồn rớt tuyển sinh lớp 10 nhanh chóng

Giữ tinh thần lạc quan và bình tĩnh 

Đầu tiên, bạn hãy suy xét mọi việc một cách cẩn trọng, thấu hiểu và chấp nhận điều xảy ra này là một phần của cuộc sống. Đừng cảm thấy mình thất bại hoặc tự trách, để rồi bị đánh mất niềm tin vào bản thân. Thay vào đó, hãy đối mặt với thực tế, lấy lại sự tự tin và tìm cách đi tiếp. 

Tìm hướng đi tiếp theo cho tương lai

Nếu đã rớt tuyển sinh lớp 10, hãy tìm ra hướng đi mới cho tương lai của bạn. Bạn có thể xem xét các lựa chọn khác như học bổ túc, trung tâm giáo dục thường xuyên, tìm kiếm các khóa học hay khóa đào tạo tại các trung tâm dạy nghề để đi làm luôn 

Do đó, bạn hãy nghiên cứu kỹ hoặc tham khảo ý kiến của mọi người để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

Đi học các trường công lập, bổ túc 

Nếu bạn không đậu vào trường tư thục, bạn có thể tìm kiếm các trường công lập hoặc các trung tâm học bổ túc. Những trường này cũng có chương trình giáo dục tốt và giúp bạn có thể tìm ra hướng đi mới cho mình.

Đi học nghề 

Học nghề là một lựa chọn không tệ cho những người không đậu tuyển sinh lớp 10. Điều này giúp bạn có thể học một nghề cụ thể, tăng cường kỹ năng và kiến thức về ngành nghề mà bạn yêu thích. 

Hơn nữa, đại đa số các trường nghề hiện nay đều liên kết với các công ty, xí nghiệp. Nhờ vậy, có thể vừa học vừa trải nghiệm thực tế, nhanh chóng tự lập và tạo ra thu nhập trong tương lai gần.

Những lợi thế của việc học nghề 

Việc học nghề mang đến cho các bạn trẻ ngày nay rất nhiều cơ hội. Đồng thời, đây cũng là phương thức giúp bạn theo đuổi tiếp ước mơ còn dang dở. Cùng tìm hiểu những ưu điểm nổi bật nhất khi theo học nghề ngay sau đây.

Tiết kiệm thời gian đào tạo 

Hiện nay, các chương trình đào tạo học nghề thường không yêu cầu quá nhiều thời gian đào tạo. Thông thường, học nghề kéo dài khoảng 2 -3 năm. Thậm chí, ở một số cơ sở đào tạo chỉ mất từ vài tháng đến hai năm. Nhờ vậy, giúp bạn có thể nhanh chóng hoàn thành chương trình và sẵn sàng cho công việc.

Chi phí học thấp 

Học nghề thường có chi phí đào tạo thấp hơn so với việc học đại học hoặc các khóa học chuyên sâu khác. Điều này giúp bạn tiết kiệm được chi phí đào tạo và cũng giảm áp lực tài chính trong quá trình học. 

Nhanh chóng ổn định tương lai

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo nghề, bạn sẽ có thể nhanh chóng tìm được công việc và bắt đầu kiếm tiền. Các ngành nghề có thể đi thực hành và làm ngay chỉ sau một thời gian ngắn học như:

  • Chăm sóc sắc đẹp

  • Trang điểm

  • Sửa chữa

  • May mặc

  • Dệt vải, dệt công nghiệp

  • …. 

Có thể tốt nghiệp bằng cấp 3 và bằng nghề 

Tùy theo chương trình đào tạo của từng trường cao đẳng mà bạn có thể tốt nghiệp cả bằng cấp 3 và bằng nghề cùng lúc. Hiện nay, rất nhiều nơi đào tạo nghề cung cấp cho học viên cả chứng chỉ nghề và bằng cấp 3 sau khi hoàn thành chương trình đào tạo. Nhờ vậy, học viên có thêm lợi thế và cơ hội hơn khi tìm kiếm việc làm.

Nên học nghề nào để có triển vọng trong tương lai?

Rớt tuyển sinh 10 thì làm gì? Sau đây là một số ngành nghề có triển vọng trong tương lai và vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp.

Rớt tuyển sinh lớp 10 nên học ngành gì ?

  • Nghề Chăm sóc sắc đẹp: làm việc tại các spa, cơ sở làm đẹp, chăm sóc da mặt/ body, chuyên viên làm đẹp. Thậm chí, bạn có thể tự mở cơ sở làm đẹp riêng cho mình.

  • Nghề May mặc: làm việc tại các xưởng may, công ty sản xuất quần áo hay hỗ trợ cho các cửa hàng may mặc, thiết kế lớn.

  • Nghề Kế toán: lập, kiểm tra, phân loại và xử lý được chứng từ kế toán; thực hiện theo dõi thu chi, ghi nhận các khoản tiền của doanh nghiệp; lên báo cáo tài chính và đưa ra những lời khuyên, phương án tốt nhất, hạn chế rủi ro cho họ.

  • Nghề Thiết kế: tạo ra các sản phẩm thời trang, đồ dùng hay mang tính thời trang hoặc cần thiết cho mọi người.

  • Nghề Xây dựng: đảm nhận vị trí kiến trúc sư, nhận các công trình xây dựng hoặc đưa ra lời khuyên, ước tính lợi nhuận/ rủi ro cho chủ đầu tư.

  • Nghề kỹ thuật Điện, Điện tử: đảm nhận các vị trí kỹ thuật trong công ty sản xuất hay xây dựng về lĩnh vực Điện, Điện tử. Ngoài ra, khi đã có một vài năm kinh nghiệm thì bạn có thể làm hướng dẫn, bồi dưỡng tay nghề cho những người có trình độ thấp hơn.

  • Nghề Cơ khí: giải quyết và phân tích các vấn đề về thiết kế và chế tạo (lập bản vẽ, , thiết kế hoặc cải tiến các quy trình công nghệ, ứng dụng các công nghệ hiện đại,…). Ngoài ra, bạn cũng có thể khởi nghiệp trong lĩnh vực này với quy mô vừa và nhỏ.

  • Nghề Sửa chữa, kỹ thuật ô tô: đảm nhận vị trí công việc ở các nhà máy sản xuất phụ kiện, lắp ráp ô tô, các cơ sở sửa chữa ô tô, trạm đăng kiểm hay các đơn vị hành chính quản lý về kỹ thuật ô tô, phụ tùng, máy động lực,….

  • Nghề Điện tử công nghiệp: đảm nhận công việc tại các công ty viễn thông, lắp ráp linh kiện điện tử; tham gia vận hành tại các nhà máy, xí nghiệp có hệ thống điện tử tự động hóa; tư vấn bán hàng;….

  • Nghề Điều khiển và tự động hóa: tham gia bảo dưỡng dây chuyền sản xuất tự động tại các nhà máy, xí nghiệp; đảm nhận vị trí kỹ thuật viên bán hàng, phụ trách lắp đặt, thiết kế và bảo trì các sản phẩm tự động hóa;….

  • Nghề kỹ thuật nhiệt: đảm nhận công tác quản lý và điều hành các công việc tại nhà máy Nhiệt điện, chế biến thủy hải sản, đông lạnh; thiết kế thi công hệ thống điều hòa, lạnh khí; tham gia giảng dạy tại các trường trung cấp, cao đẳng hay cơ sở dạy nghề,…

Bài viết trên là toàn bộ những thông tin hữu ích đã được Vietnam Beauty Academy phân tích và tổng hợp kỹ lưỡng khi bạn rớt tuyển sinh 10. Rất mong mang đến cho bạn đọc nhiều kiến thức cũng như đưa ra lựa chọn, định hướng phù hợp cho tương lai.
Xem thêm: Cần tìm việc làm không cần bằng cấp? Top 10 công việc không bằng cấp lương cao

    Not Tags