Những khó khăn của sinh viên mới ra trường mà bạn nên chuẩn bị tâm lý

Chắc hẳn bạn đang tìm đến bài viết này để có một sự chuẩn bị tốt nhất sau khi bước ra cánh cổng đại học và bước vào trường đời. Những khó khăn của sinh viên mới ra trường có thể kể đến như: thất nghiệp, áp lực tâm lý, áp lực công việc, … Tuy nhiên, bất cứ khó khăn nào cũng có hướng giải quyết, đừng lo lắng quá. Hãy cùng Vietnam Beauty Acedamy tìm hiểu cụ thể những thách thức đó là gì và đưa ra những lời khuyên hữu ích nhé!

Những khó khăn của sinh viên mới ra trường hay gặp phải 

Không rõ định hướng tìm việc làm 

Không rõ định hướng tìm việc làm cũng là một trong số những nỗi lo của sinh viên mới ra trường.

Nguyên nhân 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh viên mới ra trường không định hướng rõ việc làm, trong đó có một số nguyên nhân chính như sau:

  • Do ngành học không phù hợp với sở thích, tính cách, năng lực của bản thân nhưng không thể đổi ngành. Điều này làm cho bạn không có động lực học tập và không thể tận dụng tối đa khả năng của mình. Do đó, dẫn đến kết quả học tập không tốt, các bạn dễ rơi vào tình trạng hoang mang, thiếu kiến thức chuyên môn trong ngành nghề của mình.  

  • Do ngành học có nội dung chung chung, không chuyên sâu: Khi học ngành chung chung, sinh viên có thể không có đủ kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể. Điều này sẽ dễ làm cho các bạn không có định hướng rõ ràng cho tương lai của mình. 

  • Do chuyên ngành học ở mức độ bình thường nên chưa thể phát huy được tối đa thế mạnh của bản thân.

Với khó khăn là không rõ định hướng tìm việc làm của các bạn sinh viên nên thường xảy ra tình trạng sinh viên làm trái ngành. Điều này diễn ra rất phổ biến hiện nay. 

Tình trạng sinh viên làm trái ngành

Giải pháp

Để bản thân có được định hướng nghề nghiệp rõ ràng, bạn cần phải: 

  • Tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, năng lực và sở thích của bản thân. Từ đó bạn xác định được bản thân làm tốt được điều gì và phù hợp với những công việc như thế nào. 

  • Bạn cần dành thời gian để tìm hiểu và khám phá chính bản thân mình, điều này giúp bạn hiểu được bản thân mình cần gì và muốn gì. Có như vậy bạn mới có thể xác định rõ được định hướng nghề nghiệp phù hợp. 

  • Một giải pháp hữu hiệu và thiết thực hơn chính là bạn có thể để bản thân trải nghiệm trực tiếp đi làm thêm. Nếu cảm thấy không phù hợp bạn có thể đưa ra các quyết định tìm việc tiếp theo. 

Áp lực tâm lý từ nhiều phía 

Theo tâm sự của các bạn sinh viên mới ra trường thì khó khăn tiếp theo mà các bạn gặp phải là áp lực về mặt tâm lý từ nhiều phía. Dưới đây là một số nguyên nhân và giải pháp để khắc phục khó khăn này: 

Nguyên nhân 

Sinh viên mới ra trường thường gặp áp lực từ nhiều mặt trong cuộc sống, chẳng hạn như công việc, tài chính, gia đình, bạn bè,… Cụ thể: 

  • Áp lực trong công việc: Tình trạng “ma cũ bắt nạt ma mới” hoặc môi trường làm việc chưa quen dẫn đến hiệu quả làm việc không cao. Ngoài ra, khối lượng công việc quá lớn hoặc KPI quá cao cũng là một áp lực không hề nhỏ cho các bạn sinh viên mới ra trường. 

Tình trạng “ma cũ bắt nạt ma mới” ở các công ty, doanh nghiệp

  • Áp lực từ bạn bè: Trong khi nhiều bạn bằng lứa tuổi mình đã có những thành công nhất định, có nhà, có xe thì bản thân vẫn chưa ổn định. Đây không chỉ là áp lực mà còn là sự tủi thân và tự ti.   

  • Áp lực gia đình: Áp lực từ gia đình với sinh viên mới ra trường có thể là một thách thức lớn và gây stress cho những bạn ấy. Gia đình có thể sẽ đặt ra nhiều kỳ vọng, đặc biệt là đối với những gia đình có truyền thống nghiêm khắc hoặc muốn con cái có cuộc sống tốt hơn so với của họ.

  • Áp lực tài chính: Đây là một vấn đề khá phổ biến đối với sinh viên mới ra trường. Sau khi tốt nghiệp, các bạn thường phải đối mặt với chi phí sinh hoạt cao hơn khi còn là sinh viên và phải tự mình tìm cách xoay sở các chi phí này. Do đó, nó tạo ra một áp lực rất lớn và gây stress cho sinh viên.

Hướng giải quyết

Để có thể giảm bớt những áp lực tâm lý này, bạn có thể thực hiện các hướng giải quyết sau: 

  • Bạn nên tâm sự và chia sẻ những khó khăn, áp lực với bạn bè, đồng nghiệp, thậm chí là cấp trên nếu có thể. Việc này sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn và có thể nhận được lời khuyên hữu ích từ những người này. 

  • Bạn cũng nên mạnh dạn học hỏi và đừng sợ mắc sai lầm. Có như vậy bạn mới có thể trau dồi và tiếp thu những kiến thức và kỹ năng mới. 

  • Bạn nên học cách cân bằng và phân bố thời gian làm việc và nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý. 

  • Làm công tác tư tưởng đối với chính bản thân bạn để bạn không phải suy nghĩ quá nhiều. Bởi vì, bất kỳ ai ở độ tuổi này cũng sẽ đối mặt với những áp lực và khó khăn như vậy. Do đó, điều cần làm chính là bình thản và tự tin đối mặt với nó. 

Học cách phân bố thời gian hợp lý cho làm việc và nghỉ ngơi

Bị sốc vì lý thuyết xa vời so với thực tế 

Bị sốc vì lý thuyết xa vời so với thực tế cũng là một trong những khủng hoảng sinh viên mới ra trường thường gặp phải. Vậy nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là gì và giải pháp khắc phục như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
Xem thêm: Cách chọn nghề nghiệp tương lai mà bạn trẻ nhất định nên tham khảo

Nguyên nhân 

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng nhiều sinh viên mới ra trường bị sốc vì lý thuyết được học xa với thực tế bởi vì: 

  • Do trong quá trình học tập, rèn luyện trên ghế nhà trường, bạn chỉ nắm được vỏ bên ngoài của vấn đề mà không được vận dụng nhiều vào các tình huống để xử lý.

  • Do tâm lý khi đi học thoải mái hơn và các tình huống được thầy cô đặt ra cũng có phần đơn giản, không có nhiều phong phù và bị rập khuôn. 

  • Phần lớn các trường đào tạo thường chỉ dạy kiến thức mang tính học thuật, lý thuyết, ít có cơ hội được thực hành, vận dụng vào công việc. 

Giảng dạy lý thuyết tại các trường đại học, cao đẳng

Giải pháp 

Để sinh viên mới ra trường không còn cảm thấy bị sốc vì lý thuyết quá xa vời so với thực tế, các bạn có thể áp dụng các giải pháp sau: 

  • Bạn có thể chọn đi làm các công việc có liên quan đến ngành nghề mà mình theo học từ sớm để tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tế. 

  • Học cách dung hòa và bình tĩnh trong mọi tình huống để tìm ra được phương án, hướng giải quyết tốt nhất.

  • Bạn nên tìm cách mở rộng thêm các mối quan hệ với các anh chị tiền bối, đồng nghiệp để có thêm các lời khuyên và trải nghiệm bổ ích.  

Áp lực đi tìm việc 

Qua nghiên cứu thực trạng việc làm của sinh viên mới ra trường hiện nay, áp lực đi tìm việc cũng là một trong những khó khăn hàng đầu mà các bạn gặp phải. Dưới đây là nguyên nhân và giải pháp để khắc phục khó khăn này: 

Nguyên nhân 

Nguyên nhân dẫn đến nhiều sinh viên cảm thấy áp lực khi đi tìm việc làm có rất nhiều, nhưng phải kể đến những lý do chủ yếu sau: 

  • Thực tiễn cho thấy nhiều công ty, doanh nghiệp hiện nay luôn yêu cầu kinh nghiệm trong khi các bạn mới ra trường thì vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm đi làm. 

Áp lực đi tìm việc của sinh viên mới ra trường

  • Sinh viên chưa biết cách tạo nên sự ấn tượng, ghi điểm với nhà tuyển dụng trong chính CV xin việc hoặc trong các buổi phỏng vấn. 

  • Sinh viên chưa đáp ứng đủ các điều kiện mà nhà tuyển dụng yêu cầu như: kỹ năng thuyết trình, ứng xử, kỹ năng tin học văn phòng,…

  • Mức lương chưa tương xứng với vị trí, công việc và mong đợi của sinh viên. 

Giải quyết 

Dưới đây là một số giải pháp để giúp bạn tăng cơ hội việc làm sau khi ra trường, giảm bớt áp lực tìm việc: 

  • Rèn luyện sự tự tin và kỹ năng trả lời phỏng vấn khi xin việc. Quan trọng nhất là bạn phải thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được tinh thần mong muốn được làm việc và cống hiến hết mình cho công ty. 

  • Trau dồi thêm các kỹ năng cần thiết như: tin học, ngoại ngữ,… để bổ sung và làm đẹp cho CV. 

  • Thể hiện những kinh nghiệm của bản thân mà bạn tích lũy được trong những hoạt động ngoại khóa hay các câu lạc bộ mà bạn từng tham gia. 

  • Bạn không nên quá tin hoặc quá tự ti về bản thân. Điều này có thể làm bạn mất đi những cơ hội  tìm được việc làm phù hợp. 

Gặp công ty lừa đảo, quỵt lương, môi trường làm việc không phù hợp

Nguyên nhân

Đây là một vấn đề muôn thuở mà hầu như bạn sinh viên nào mới ra trường cùng dễ dàng gặp phải. Nguyên nhân của tình trạng này cũng không thể đổ lỗi hoàn toàn cho bản thân của các bạn mà nó còn xuất phát từ chính những công ty lừa đảo đó. Do đó, nếu bạn gặp phải tình trạng này cũng đừng quá lo lắng và tự trách bản thân mà hãy xem đó như một bài học kinh nghiệm cho bản thân.  

Giải pháp 

Để góp phần đẩy lùi tình trạng lừa đảo của các công ty, doanh nghiệp bạn có thể tham khảo các giải pháp sau: 

  • Nên tìm hiểu thật kỹ thông tin tuyển dụng của công ty đó trên các website, người quen, bạn bè trước khi đến phỏng vấn. 

  • Mạng xã hội ngày càng phát triển, do đó bạn cùng có thể tham khảo các review từ các hội nhóm để cập nhật thêm thông tin. 

  • Cần trao đổi trực tiếp và cụ thể về các phúc lợi, lương, thưởng và cơ hội thăng tiến để tránh gặp rắc rối về sau. 

Thiếu kinh nghiệm sống & chưa trưởng thành 

Dưới đây là một số nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng sinh viên mới ra trường bị thiếu kinh nghiệm sống & chưa trưởng thành: 

Thiếu kinh nghiệm, kỹ năng sống là một khó khăn của sinh viên mới ra trường

Nguyên nhân 

Thiếu kinh nghiệm sống & chưa trưởng thành cũng là một trong những lý do dẫn đến thực trạng thất nghiệp sau khi ra trường của sinh viên. Nguyên nhân là do: 

  • Trong quá trình học tập tại trường, bạn ít tham gia vào các hoạt động ngoại khóa hoặc các buổi sinh hoạt tập thể.  

  • Bạn nhận được sự bảo bọc, chăm lo quá nhiều từ gia đình nên ít có sự va vấp và trải nghiệm thực tế thông qua những khó khăn của cuộc sống.  

  • Bạn chưa từng làm bất kỳ một công việc làm thêm nào trước đó nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong ứng xử trong các mối quan hệ cấp trên và đồng nghiệp. 

Giải pháp

Giải pháp để giải quyết tình trạng thiếu kinh nghiệm sống & chưa trưởng thành của nhiều sinh viên mới ra trường là: 

  • Tâm sự, chia sẻ và học hỏi những kinh nghiệm sống còn thiếu từ những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và tiền bối của bạn. 

  • Bạn có thể tìm các cuốn sách về cuộc sống để đọc, học hỏi và rút ra kinh nghiệm cho bản thân. 

  • Bạn không nên quá rụt rè, hãy mạnh dạn chia sẻ những suy nghĩ của bản thân để biết được mình sai ở đâu mà sửa đổi và khắc phục. 

Đọc sách là một biện pháp trau dồi kinh nghiệm sống cho bản thân

Top 10 lời khuyên đắt giá cho sinh viên mới ra trường 

Dưới đây là top 10 lời khuyên tốt nhất dành cho các bạn cho sinh viên mới ra trường: 

  • Không nên quá tự tin vào tấm bằng đại học

Sinh viên không nên quá tự tin vào tâm bằng đại học bởi vì nó không phải là yếu tố duy nhất quyết định thành công của một người. Tấm bằng đại học chỉ đại diện cho một phần kiến thức và kỹ năng mà bạn đã học được trong trường học. Để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực của mình, bạn cần phải tiếp tục học hỏi và phát triển. 

Không nên quá tự tin và ỷ lại vào tấm bằng đại học

  • Không nên ảo tưởng quá nhiều về một cuộc sống màu hồng

Sinh viên mới ra trường có thể dễ dàng ảo tưởng về một cuộc sống màu hồng khi họ mới bắt đầu sự nghiệp. Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ sai lầm và không phù hợp với thực tế. Bởi vì, thực tế cho thấy rằng không ai có thể đạt được thành công một cách dễ dàng. Mỗi người đều phải trải qua nhiều thử thách và khó khăn để đạt được mục tiêu của mình. 

  • Không nên quá thụ động trong việc đi tìm công việc 

Sinh viên mới ra trường không nên quá thụ động mà hãy tích cực đi tìm việc làm bởi vì thị trường lao động hiện nay cạnh tranh rất gay gắt. Do đó, nếu bạn không chủ động đi tìm việc bạn sẽ bị thụt lùi lại so với những bạn trẻ khác. 

Sinh viên mới ra trường cần chủ động tìm kiếm việc làm 

  • Bạn cần rèn luyện tính kiên trì, nhẫn nại trong công việc 

Bạn cần phải thật sự kiên nhẫn với công việc của mình, bỏ qua tâm lý nhảy việc để chọn được chỗ làm tốt hơn. Việc làm này không chỉ làm cho bạn tốn nhiều thời gian mà không tích lũy được kinh nghiệm làm việc cho bản thân. 

  • Cần biết định vị bản thân

Bạn cần biết định vị bản thân vì đây là một bước quan trọng trong việc xác định hướng đi và mục tiêu nghề nghiệp của chính mình. Bạn cần phải tự xác định được khả năng của bản thân, công việc yêu thích, mức lương mong muốn và vị trí ứng tuyển. Từ đó bạn mới có thể tìm được công việc phù hợp với bản thân của mình. 

  • Cần trau dồi kỹ năng mềm đặc biệt là giao tiếp 

Sinh viên cũng cần trau dồi kỹ năng mềm đặc biệt là giao tiếp bởi vì kỹ năng giao tiếp tốt có thể giúp tạo dựng mối quan hệ với đồng nghiệp, cấp trên và đặc biệt là khách hàng. Từ đó, nâng cao cơ hội thăng tiến và phát triển trong công việc. 

  • Chủ động làm đẹp CV 

Một CV đẹp và chuyên nghiệp sẽ gây được ấn tượng mạnh đối với nhà tuyển dụng. Điều này giúp tăng cơ hội tìm được việc làm tốt và phù hợp với bản thân. 

Chủ động làm đẹp CV để nâng cao giá trị bản thân

  • Mở rộng các mối quan hệ 

Việc mở rộng các mối quan hệ đối với các bạn sinh viên giúp gia tăng cơ hội tìm kiếm việc làm và có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm hơn. Đồng thời, việc này có thể giúp bạn xây dựng mạng lưới quan hệ xã hội rộng rãi để có thể giúp đỡ nhau khi cần thiết. 

Trên đây là những khó khăn của sinh viên mới ra trường và các lời khuyên thiết thực nhất dành cho các bạn. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn và tìm được giải pháp khắc phục cho những khủng hoảng của bản thân mình. 

    Not Tags