Có thể nói lớp 12 là khoảng thời gian cuối cùng để bạn quyết định trở thành 1 sinh viên đại học, học nghề hay đi làm. Tuy nhiên phần đa đều không biết học xong 12 nên học nghề gì. Nếu bạn cũng đang mông lung, băn khoăn về việc lựa chọn hướng đi cho bản thân thì đây chính là bài viết dành cho bạn. Hãy cùng theo dõi nhé!
Nên định hướng nghề nghiệp sau cấp 3 như thế nào?
Chọn nghề phù hợp với các yếu tố nhu cầu, đam mê, sở trường
Định hướng nghề nghiệp là một việc làm cực kỳ quan trọng đối với học sinh cuối cấp 12. Chính vì vậy, rất nhiều trường THPT đã tổ chức các buổi hướng nghiệp dành cho học sinh. Tại buổi hướng nghiệp đó, các giáo viên, chuyên gia sẽ chia sẻ những hướng đi và ưu nhược điểm của chúng để học sinh nhìn nhận có được lựa chọn phù hợp.
3 con đường dành cho học sinh lớp 12 sau khi tốt nghiệp
Đi học đại học, cao đẳng
Con đường được nhiều học sinh và phụ huynh khuyến khích nhất đó chính là học đại học, cao đẳng. Bạn sẽ được giảng dạy, cung cấp những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu tại giảng đường đại học, cao đẳng. Theo thống kế, những bạn trẻ có được công việc ổn định với mức lương cao chiếm tỷ lệ phần trăm rất lớn ở nhóm này.
Tuy nhiên, có một sự thật là không phải ai cũng đủ điều kiện vật chất, năng lực và sự đam mê với việc học. Vậy khi nào thì chúng ta nên chọn học đại học, cao đẳng? Đó là khi:
Sinh viên đại học- cao đẳng học tập tại giảng đường
- Có niềm đam mê và năng lực học tập: Khi quyết định học cao đẳng, đại học bạn cần xác định con đường này sẽ tốn rất nhiều thời gian, ít nhất là 3 năm với hệ cao đẳng và 4 năm với hệ đại học. Chính vì vậy nếu không có đam mê và năng lực học tập thì rất có thể bạn sẽ bỏ dở giữa chừng gây tốn thời gian, tiền của và công sức.
- Có đủ tiềm lực kinh tế: Khi bước chân vào đại học, không chỉ có học phí mà còn rất nhiều khoản phải chi khác như: tiền ăn, tiền nhà trọ, tiền đi lại và khấu hao xe cộ, máy tính,…Với khoảng thời gian 3-4 năm liên tục như vậy thì số tiền phải chi ra là cực kỳ lớn. Bạn cũng có thể làm thêm nhưng số tiền làm thêm có lẽ chỉ đủ để ăn uống. Vì vậy hãy xem xét tiềm lực tài chính của gia đình khi lựa chọn học đại học, cao đẳng.
- Khi bạn có quyết tâm làm việc ở các tập đoàn đa quốc gia: Để làm việc ở những nơi như vậy, bạn bắt buộc phải có bằng đại học hoặc cao đẳng để chứng minh năng lực tư duy của bản thân. Không giống với các công ty nhỏ khác, bạn chỉ cần đưa ra được bằng chứng về năng lực, kinh nghiệm thì sẽ được tuyển dụng, ở các công ty đa quốc gia, việc có bằng cấp đại học, cao đẳng sẽ được ưu tiên.
Vậy học đại học, cao đẳng sẽ có những ưu điểm và nhược điểm gì?
- Ưu điểm: Được đào tạo bài bản, chuyên sâu về một chuyên ngành cụ thể. Sau khi ra trường, nếu bạn đi theo đúng chuyên ngành sẽ rất dễ làm việc và thăng tiến. Cùng với đó, tư duy của bạn cũng được mở rộng và thay đổi. Đồng thời bạn cũng sẽ có được cơ hội việc làm cao hơn ở cùng một vị trí so với những ứng viên không có bằng cấp đại học hay cao đẳng.
- Nhược điểm: Thời gian đào tạo dài và chủ yếu là đào tạo lý thuyết, không có tính ứng dụng cao. Tốn kém một khoản chi phí cực kỳ lớn cho học phí, ăn ở, đi lại,…
Đi học nghề
Các ngành nghề phổ biến trong xã hội
- Không có đam mê và năng lực trong việc học: Nếu bạn đã quá chán nản việc học sau 12 năm ngồi trên ghế nhà trường thì lựa chọn phù hợp nhất là đi học nghề. Vì nếu đã không có đam mê thì sẽ không có động lực, việc học đại học sẽ như một cực hình với bạn.
- Điều kiện kinh tế không cho phép: Học đại học tốn rất nhiều chi phí, trong khi học nghề thì tiết kiệm hơn rất nhiều. Tùy thuộc vào ngành nghề mà bạn lựa chọn thì học phí sẽ khác nhau nhưng vẫn rẻ hơn rất nhiều so với học đại học. Bạn còn có thể làm việc ngay sau khi kết thúc khóa học nghề.
- Khi biết rõ mục tiêu và sở thích bản thân: Việc xác định được mục tiêu và sở thích là một ưu điểm rất lớn. Khi đó bạn sẽ biết mình muốn gì và cần làm gì. Việc học nghề mình yêu thích sẽ khiến bạn say mê học tập và dễ dàng thành công.
Vậy ưu nhược điểm của học nghề là gì?
- Ưu điểm: Ưu điểm lớn nhất có lẽ là tiết kiệm thời gian và chi phí học tập, bớt một phần gánh nặng chi phí cho gia đình. Tiếp theo, bạn sẽ không lo rơi vào tình trạng thất nghiệp bởi bản thân đã có tay nghề thì có thể tự làm chủ.
- Nhược điểm: Không được đào tạo chuyên sâu về một chuyên ngành cụ thể. Bạn có thể làm được việc nhưng về phần tư duy gốc rễ sẽ yếu hơn so với những bạn học đại học, cao đẳng. Cơ hội thăng tiến trong nghề cũng ít hơn
Nối nghiệp gia đình
Nếu gia đình bạn có một nghề ổn định để bạn có thể nối nghiệp thì đây là một hướng đi cực kỳ an toàn. Bạn sẽ không cần lo lắng về việc tốn chi phí để đi học ở bất cứ đâu mà sẽ được truyền đạt lại những kiến thức nghề nghiệp từ gia đình. Tuy nhiên hướng đi này cũng tồn tại những ưu và nhược điểm nhất định.
- Ưu điểm: Không tốn thời gian, chi phí học tập. Bạn sẽ được truyền đạt một cách chi tiết nhất về kiến thức nghề cũng như kỹ năng quản trị từ gia đình. Không cần phải lo lắng về việc thất nghiệp và luôn có sự hỗ trợ từ những người mà mình tin tưởng nhất.
- Nhược điểm: Ít có cơ hội giao lưu, kết bạn với bạn bè đồng trang lứa. Thế giới quan từ đó cũng bị thu hẹp đáng kể.
Chọn nghề theo sở thích, sở trường hay trào lưu
Chọn nghề theo xu hướng hay sở thích đam mê
- Chọn nghề theo trào lưu: Trào lưu là cái tạm thời mà đã là tạm thời thì sẽ qua đi rất nhanh. Nếu học và chọn nghề theo trào lưu thì bạn sẽ có cơ hội việc làm cực kỳ lớn tại thời điểm đó. Tuy nhiên không ai có thể chắc chắn được khi nào trào lưu đó sẽ bị mai một và mất đi. Khi đã bị bão hòa thì độ cạnh tranh và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên rất nhanh.
- Chọn nghề theo sở thích và sở trường: Khi đó bạn sẽ có niềm đam mê học tập cực kỳ lớn và khả năng trở thành chuyên gia trong ngành là hoàn toàn khả thi. Khi có kiến thức và kỹ năng tốt thì không lo thất nghiệp. Tuy nhiên cũng có một số ngành nghề mà tỷ lệ việc làm hạn chế hơn so với những ngành nghề khác. Vì vậy bạn cũng nên cân nhắc khi lựa chọn những ngành nghề này.
Chọn nghề theo năng lực hay nhu cầu xã hội?
Nên lựa chọn khối kinh tế hay kỹ thuật
- Chọn nghề theo năng lực: Năng lực là vũ khí sắc bén giúp bạn chinh phục mọi cơ hội nghề nghiệp. Năng lực tốt cộng thêm kinh nghiệm cao sẽ giúp bạn có được những công việc với mức lương đáng mơ ước. Tuy nhiên người ta vẫn nói “học tài thi phận”, năng lực tốt nhưng nếu không gặp thời cơ tốt sẽ khó để thành công.
- Chọn nghề theo nhu cầu xã hội: Đây là một hướng đi đòi hỏi bạn phải đánh đổi giữa sự may mắn và sự ổn định. Bởi lẽ, nếu bạn chọn một nghề đang được các doanh nghiệp tuyển dụng nhiều thì con đường sự nghiệp cực kỳ dễ dàng, không lo thất nghiệp. Tuy nhiên nhu cầu xã hội có thể thay đổi bất cứ lúc nào, nếu chuyên môn không vững, năng lực yếu kém sẽ rất dễ bị đào thải.
Nếu học nghề, học xong 12 nên học nghề gì?
Phân vân khi lựa chọn ngành nghề sau khi học xong 12
Spa
Nghề spa là một trong những ngành nghề hot trong tương lai
Nấu ăn
Ẩm thực Việt Nam phong phú, đa dạng bậc nhất thế giới, vì vậy kinh doanh ẩm thực là cực kỳ phù hợp, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ,…Nếu đang thắc mắc học xong 12 nên làm gì thì nấu ăn là một gợi ý không thể bỏ lỡ.
Bạn có thể tham gia các khóa học chế biến ẩm thực Việt, ẩm thực Trung, ẩm thực châu Âu,…và mở nhà hàng, quán ăn. Món ăn ngon cộng thêm năng lực quản lý tốt thì sự thành công chỉ còn là vấn đề thời gian.
Thời trang
Cùng với sự phát triển của xã hội thì nhu cầu mặc đẹp cũng tăng theo. Những cửa hàng quần áo, váy thiết kế riêng luôn trong tình trạng đông khách bất kể thời điểm nào. Điều đó cho thấy cơ hội phát triển của ngành thời trang là cực kỳ lớn. Nếu bạn có óc sáng tạo và khả năng cảm thụ thẩm mỹ tốt thì đây là câu trả lời cho câu hỏi “ học xong lớp 12 nên học nghề gì”.
Bạn có thể học nghề thời trang tại các trung tâm hoặc học trực tiếp từ những nhân vật nổi tiếng trong nghề để nâng cao kiến thức và tay nghề.
Nhà thiết kế thời trang cũng là một trong những ngành nghề hái ra tiền
Trang điểm
Cùng với dòng chảy thời gian, trang điểm là nhu cầu ngày càng được trú trọng không chỉ ở nữ giới mà cả cánh mày râu. Sau khi học nghề trang điểm bạn có thể mở tiệm makeup. Đảm bảo thu nhập sẽ cực kỳ ấn tượng nếu tay nghề và thẩm mỹ tốt.
Làm nail
Nail là nghề có cơ hội phát triển rất lớn đặc biệt là ở các thành phố lớn. Trong khi các ngành nghề khác đang rơi vào tình trạng bão hòa thì nail nổi lên như một xu hướng với cơ hội nghề nghiệp và thu nhập cực kỳ cao. Đây là ngành nghề phù hợp với những bạn nữ có sự khéo léo, cẩn thận.
Nghề làm Nail đang rất hot hiện nay với mức lương hấp dẫn
Phun xăm thẩm mỹ
Công nhân công ty
Tại Việt Nam có rất nhiều công ty ở các khu công nghiệp tuyển dụng công nhân với yêu cầu cực kỳ đơn giản cùng với mức lương và chế độ tốt. Một trong những chế độ mà công nhân công ty được hưởng đó là có xe đưa đón, trợ cấp ăn uống, nơi ở,….Ngoài ra, nếu có tư duy tốt bạn rất dễ dàng lên các vị trí cao hơn như tổ trưởng, quản lý,… Nếu bạn đang mông lung không biết học hết lớp 12 nên làm gì thì đây là một lựa chọn không tồi.
Một số lưu ý khi chọn nghề cho học sinh lớp 12
Để lựa chọn được ngành nghề phù hợp với bản thân cần lưu ý những điều sau
- Lựa chọn trường, ngành cẩn thận : Nên lựa chọn ngành nghề mình yêu thích trước khi chọn trường học. Bởi lẽ nếu bạn “cố đấm ăn xôi” lựa chọn những trường nổi tiếng chỉ vì cái danh mà học những ngành không phải sở thích thì rất dễ chán nản và bỏ học.
- Không chọn trường theo trào lưu, bạn bè số đông: Không nên vì trào lưu, bạn bè mà lựa chọn trường học theo cảm tính để rồi hối hận. Bạn cần có sự kiên định, vững vàng ý chí và chọn lựa những thứ mình thực sự thích và đam mê.
- Có thể làm các bài test để định hướng nghề nghiệp : Nếu đang mông lung không biết ngành nghề nào phù hợp với tính cách bản thân thì làm bài test để định hướng nghề nghiệp là rất cần thiết. Khi làm xong bài test bạn sẽ biết được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, bạn cũng sẽ được gợi ý những công việc phù hợp với tính cách.
Xem thêm: 18 tuổi học nghề gì để tương lai rộng mở?
Trên đây là một vài gợi ý của Vietnam Beauty Academy dành cho những bạn đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời và băn khoăn không biết học xong 12 nên học nghề gì. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn đã có được câu trả lời cho bản thân và hãy tự tin làm điều mình thích bởi “ Ta chỉ có một lần sống trên đời”.