Giải đáp: Học bổ túc có nên thi đại học không?

Học bổ túc có nên thi đại học không được nhiều bạn quan tâm vì phân vân, băn khoăn với lực học của bản thân trong việc chọn ngành nghề. Những quy định thi đại học dành cho các thí sinh bổ túc ra sao? Để giải đáp thắc mắc này, hãy cùng VietNam Beauty Academy tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé. 

Học bổ túc có nên thi đại học không?

Câu trả lời là CÓ. Bộ giáo dục và Đào tạo luôn tạo điều kiện cho các em học sinh học tập và phát triển tiềm năng của mình, đặc biệt là những học sinh theo học chương trình bổ túc. Theo quy định mới nhất của Bộ giáo dục, đối tượng dự thi kỳ thi THPTQG sẽ được mở rộng hơn, bao gồm: 

  • Các thí sinh đã tốt nghiệp THPT hệ chính quy.

  • Các thí sinh đã tốt nghiệp THPT qua các hình thức: trung cấp nghề, giáo dục thường xuyên và trung học nghề nghiệp,….

Qua đó, chúng ta có thể thấy những đối tượng được phép dự thi không chỉ là các thí sinh tốt nghiệp THPT hệ chính quy mà những thí sinh học bổ túc vẫn có thể thi đại học. Vậy, học bổ túc có nên thi đại học không? Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này bởi quyết định thi đại học hay không phụ thuộc vào định hướng và mục tiêu của bạn. 

Nếu bạn muốn tiếp tục học tập và sở hữu tấm bằng đại học thì việc thi đại học sẽ là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. Có thể nói, đại học là con đường ngắn nhất dẫn tới thành công. Học đại học không chỉ cung cấp cho bạn kiến thức chuyên môn về lĩnh bạn chọn mà còn giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành nghề của mình.

Học bổ túc có thể đi đại học hoặc lựa chọn học nghề

Nếu bạn không còn hứng thú học tập, không quá quan trọng bằng đại học và muốn tập trung vào việc làm thì bạn có thể học nghề hoặc đăng ký các khóa học ngắn hạn. Những khóa học này sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng và kiến thức để phát triển sự nghiệp.

Những quy định thi đại học dành cho các thí sinh học bổ túc 

Dưới đây là những quy định thi đại học dành cho các thí sinh học bổ túc mà bạn nên biết:

  • Bằng tốt nghiệp không nêu rõ hay phân biệt thí sinh học đào tạo chính quy và hệ đào tạo bổ túc.

  • Chương trình học của hệ chính quy hay bổ túc đều dùng chung 1 loại sách giáo khoa. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy, thầy cô có thể lược bớt sao cho phù hợp với năng lực của học sinh.

  • Số lượng môn học của hệ đào tạo bổ túc vẫn phải đảm bảo đầy đủ 7 môn chính, bao gồm: toán, văn, sinh, sử, địa, lý, hóa. Môn Tiếng Anh có thể thay thế bằng môn Tiếng Pháp hoặc Tiếng Nga.

  • Số buổi học tối thiểu của chương trình học bổ túc là 18 tiết/tuần. 

Dù học hệ chính quy hay bổ túc thì thi đại học vẫn sử dụng chung 1 đề thi và điểm thi THPTQG sẽ đều được sử dụng để xét tuyển cho tất cả các thí sinh. Do đó, việc thi đại học của thí sinh học hệ chính quy hay bổ túc là như nhau. 

Những quy định thi đại học dành cho thí sinh học bổ túc

Các câu hỏi thường gặp 

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp mà VietNam Beauty Academy vừa tổng hợp của các thí sinh học bổ túc. 

Học bổ túc thi đại học có tương lai không?

Học bổ túc để thi đại học có tương lai không tùy thuộc vào nhiều yếu tố như mục tiêu, trình độ hiện tại, sự nỗ lực và tư duy định hướng của bạn.

Học bổ túc có thi công an được không?

Theo quy định mới nhất của Bộ giáo dục, người tốt nghiệp theo hình thức giáo dục chính quy hay bổ túc đều có thể thi ngành công an. Bạn chỉ cần đáp ứng điều kiện hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục thì ngành công an hay bất cứ ngành nào cũng có thể đăng ký thi được.  

Học bổ túc có thể đi du học không?

Những bạn học bổ túc vẫn có thể đi du học nếu đáp ứng các điều kiện như đã tốt nghiệp, có học bạ và có bằng. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải đáp ứng các yêu cầu về tài chính, trình độ học vấn và các yêu cầu của trường đại học mà bạn dự định du học. 

Một số câu hỏi thường gặp của thí sinh học bổ túc 

Nếu không học đại học thì học bổ túc xong nên làm gì?

Dưới đây là định hướng nghề nghiệp dành cho thí sinh học bổ túc không học đại học. 

Học nghề

Nếu học bổ túc xong không học đại học thì bạn có thể lựa chọn học nghề để phát triển kỹ năng. Học nghề giúp bạn nhanh chóng học được các kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm thực tế cần thiết để làm việc trong một ngành cụ thể. 

Bên cạnh đó, học nghề cũng cung cấp cho bạn nhiều cơ hội để phát triển kỹ năng mềm. Đặc biệt, học nghề còn giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí học tập so với việc học đại học và bạn có thể tìm kiếm việc làm nhanh chóng sau khi hoàn thành khóa học. Một số nghề tiềm năng và có cơ hội phát triển cao mà bạn có thể tham khảo là nghề spa, nghề thiết kế đồ họa, nghề làm nail,….

Đi làm công ty

Nếu bạn không học đại học, bạn vẫn có thể đi làm công ty. Tuy nhiên, bạn nên học thêm các khóa học ngắn hạn để tích lũy kiến thức và nâng cao kỹ năng mềm nhằm đáp ứng được yêu cầu công việc. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm làm việc, bạn có thể làm thực tập sinh để tích lũy kinh nghiệm và phát triển kỹ năng. 

Nếu không học đại học thì học sinh bổ túc có thể học nghề hoặc đi làm công ty

Làm kinh doanh 

Sau khi học bổ túc xong, bạn cũng có thể lựa chọn theo đuổi sự nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên, để thành công trong lĩnh vực này, bạn cần phải có kiến thức vững vàng và kỹ năng cần thiết. Bạn có thể tìm kiếm các khóa học về kinh doanh và quản lý để bổ sung kiến thức cho mình. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu về lĩnh vực kinh doanh mà bạn quan tâm, các xu hướng thị trường và phương pháp quản lý hiệu quả.

Kinh doanh là công việc khó khăn và đòi hỏi sự nỗ lực, kiên trì. Bạn nên có kế hoạch kinh doanh và chiến lược phát triển cụ thể, đồng thời phải có kỹ năng quản lý tài chính, quản lý nhân sự để đạt được thành công trong công việc. 

Nối nghiệp gia đình

Nếu không học đại học, bạn có thể nối nghiệp gia đình. Điều này tạo điều kiện cho bạn bổ sung kiến thức bằng cách tìm hiểu và học hỏi từ các thành viên, đặc biệt là từ những người đang quản lý và vận hành doanh nghiệp. Ngoài ra, đây cũng là một công việc ổn định và bền vững.

Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc học bổ túc có nên thi đại học không. Hy vọng với những thông tin bổ ích trên, bạn sẽ hiểu hơn về các quy định thi đại học dành cho thí sinh học bổ túc, đồng thời đưa ra quyết định đúng đắn nhất cho tương lai sau này. 
Xem thêm: Học dốt có nên học đại học? Học dốt thì làm nghề gì?

    Not Tags