Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mụn chân tóc khiến cho ta có cảm giác khó chịu là gì? Giải pháp nào tốt nhất, hiệu quả nhất điều trị mụn chân tóc? Hãy cùng Vietnam Beauty Academy tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Mụn chân tóc là gì?
Mụn chân tóc, hay còn gọi là mụn trứng cá, là tình trạng những nốt mụn nổi lên ở vùng chân tóc có màu đỏ hoặc trắng. Chúng có thể gây cho ta cảm giác đau nhức và ngứa. Nguyên nhân chính hình thành nên mụn chân tóc là do nang lông bị bít tắc làm tích tụ tế bào, vi khuẩn dẫn đến viêm.
Mụn chân tóc mọc ở nữ giới
Nguyên nhân gây ra mụn chân tóc
Mụn chân tóc có thể xuất hiện ở cả nam và nữ, không phân biệt độ tuổi và giới tính. Chúng thường xuất hiện khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi bụi bẩn, dầu bã nhờn và tế bào chết. Khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn, vi khuẩn Propionibacterium acnes có thể phát triển và gây viêm nhiễm, dẫn đến sự hình thành của mụn. Tìm hiểu một số nguyên nhân gây mụn chân tóc.
Vệ sinh da đầu không sạch
Bạn thường xuyên không vệ sinh da đầu hoặc vệ sinh sơ sài, không đúng cách. Việc này chính là cơ hội tốt tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và ký sinh, tạo thành các mảng tế bào chết ở trên da đầu.
Sau một thời gian, chúng sẽ xâm nhập và lây lan khắp các vùng chân tóc, vào đến tận chân tóc. Khi đó, các gốc chân tóc sẽ bị vi khuẩn lấy hết các dưỡng chất tất yếu, thay vào đó là những nốt mụn tích tụ lại trên da đầu.
Gội đầu sơ sài gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu
Không đội mũ khi ra ngoài
Thói quen không đội mũ nón hoặc không dùng ô, dù mỗi khi ra ngoài cũng khiến da đầu bị ảnh hưởng. Các vi khuẩn trong môi trường, không khí bám vào tóc và ảnh hưởng trực tiếp từ ánh nắng mặt trời sẽ khiến da đầu bạn dần yếu kém. Nhờ vậy, các vi khuẩn dần tích tụ và phát triển, dần dần tạo thành các mảng đỏ hay đốm mụn nhỏ trên da đầu.
Đội mũ nón giúp bảo vệ tóc khỏi vi khuẩn, bụi bẩn
Dùng dầu gội không phù hợp
Dầu gội bạn đang sử dụng hàng ngày cũng có thể là nguyên nhân chính gây nên mụn chân tóc. Loại dầu gội này có thành phần gây kích ứng hoặc không phù hợp với tình trạng da đầu và tóc của mình.
Việc này khiến cho tóc bị ảnh hưởng và hàng rào bảo vệ tóc dần trở nên yếu kém. Chỉ sau một thời gian ngắn tóc bạn sẽ bị rụng. Nhờ vậy, các loại vi khuẩn và nấm dễ dàng xâm nhập, phát triển và tạo nên các đốm mụn nhỏ khó chịu ở chân tóc.
Thường xuyên cào, gãi ngứa trên da đầu
Thói quen gãi đầu hay thậm chí là cào gãi mỗi khi ngứa đầu đã dần gây nên hư tổn nghiêm trọng cho da đầu và tóc. Bởi lực mạnh từ các ngón tay cộng thêm sự ma sát lên từng lớp, từng vùng trên da làm bong tróc tế bào da. Lợi dụng sự tổn thương trên da đầu mà vi khuẩn dần xâm nhập, khiến cho mụn ở chân tóc xuất hiện và lan trên diện rộng.
Gãi ngứa mạnh làm tổn thương các tế bào trên da đầu
Các cách trị mụn chân tóc dứt điểm tại nhà
Mụn chân tóc khiến cho người bị có cảm giác khó chịu và thâm chí làm giảm tính thẩm mỹ của người nhìn. Sau đây là các cách trị mụn chân tóc dứt điểm ngay tại nhà.
Trị mụn chân tóc bằng nguyên liệu thiên nhiên
Sử dụng lá trầu không để điều trị tình trạng mụn mọc ở chân tóc là giải pháp an toàn và hiệu quả. Lá trầu không có tính kháng sinh mạnh, chống viêm và làm ức chế nhiều loại vi khuẩn.
Bạn chỉ cần rửa sạch một nắm nhỏ lá trầu không, đun với 1 lít nước sôi và cho thêm ½ thìa muối, để sôi lửa nhỏ tầm 10 phút. Sau đó, bạn gội đầu sạch sẽ trước và dùng nước trầu đã để nguội, gội trực lại thêm lần nữa. Bạn nên thực hiện 2-3 lần/ tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Dùng lá trầu không và muối trị mụn ở chân tóc
Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp thêm cùng 2- 3 hạt bồ kết để cho tóc mọc nhanh và khỏe hơn. Đồng thời, ngăn ngừa và loại bỏ vi khuẩn xâm nhập, tạo hàng rào bảo vệ tốt cho tóc, khắc phục nhanh tình trạng mụn chân tóc.
Kết hợp lá trầu cùng bồ kết giúp tóc mọc chắc khỏe
Sử dụng dầu gội có chứa các thành phần trị mụn
Đối với các trường hợp bị mụn chân tóc nặng hoặc muốn điều trị nhanh thì bạn có thể tham khảo dầu gội có chứa thành phần trị mụn. Những loại dầu gội này đa số có các thành phần trị mụn phổ biến như Axit salicylic, Ciclopirox, Benzoyl peroxide, Propionibacterium acnes, Ketoconazole, tràm trà,…
Ngoài ra, nếu bạn bị tình trạng mụn chân tóc kéo dài, bị viêm và có dấu hiệu rụng tóc thì nên đến khám bác sĩ. Thông thường, bác sĩ sẽ kết hợp thêm thuốc uống, thuốc mỡ bôi ngoài ra, tiêm steroid hoặc liệu pháp ánh sáng.
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt
Thói quen sinh hoạt hằng ngày đôi khi cũng là nguyên nhân gây mụn ở chân tóc mà ta thường chủ quan không chú ý đến. Chẳng hạn như dùng dầu xả ở chân tóc, xịt keo tóc lên cả da mặt và chân tóc, gội đầu sai cách,…Ngoài ra, bạn cũng cần chú trọng vệ sinh không gian sinh sống như vệ sinh phòng ngủ, giặt chăn gối thường xuyên,… Kết hợp cùng thói quen ăn uống và lối sống lành mạnh.
Những lưu ý khi trị mụn chân tóc tại nhà
Khi điều trị mụn chân tóc tại nhà, bạn cần áp dụng đúng phương pháp và quan sát các nốt mụn chân tóc thường xuyên. Để tránh việc mụn chân tóc ngày càng nghiêm trọng, bạn cần chú trọng một vài lưu ý sau.
-
Tránh châm, bóp hay ép các vết mụn trứng cá trên da đầu, vì điều này có thể làm cho tình trạng mụn chân tóc trở nên nghiêm trọng hơn.
-
Luôn sử dụng sản phẩm chăm sóc da đầu, tóc phù hợp với loại da của bạn, nên sử dụng các sản phẩm không chứa hóa chất gây kích ứng da.
-
Thực hiện vệ sinh da đầu định kỳ để giúp làm sạch da và tránh tắc nghẽn lỗ chân lông.
-
Uống đủ nước để giữ cho da được đủ ẩm và giảm tiết dầu trên da.
-
Nếu bạn sử dụng sản phẩm chăm sóc da đầu mới, hãy kiểm tra xem có gây kích ứng da hay không trước khi sử dụng toàn diện.
-
Nếu tình trạng mụn chân tóc nghiêm trọng hoặc kéo dài, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị.
Rất mong với những chia sẻ trên của Vietnam Beauty Academy đã mang đến cho bạn thêm nhiều kiến thức mới và hữu ích. Qua đó, giúp bạn rút ngắn thời gian điều trị mụn chân tóc và dứt điểm hoàn toàn.