Mở spa cần gì?
Để kinh doanh lĩnh vực spa thành công thì người có nhu cầu cần phải tìm hiểu và trang bị cho mình những yếu tố sau:
1. Trang bị kiến thức
Đầu tiên phải chuẩn bị về mặt kiến thức chuyên môn, nếu chủ spa chưa có kinh nghiệm trong ngành spa thì hãy đăng ký ngay một khóa học nghề spa chuyên nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề spa và đủ điều kiện mở spa đứng tên mình.
Hơn nữa, khi có chứng chỉ hành nghề, uy tín của bạn trong mắt khách hàng và nhân viên sẽ tốt hơn. Không những thế việc chủ spa có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực mà mình kinh doanh còn giúp họ dễ dàng theo dõi và quản lý nhân sự tại cơ sở.
Cần có kiến thức trong lĩnh vực Spa
2. Nghiên cứu thị trường
Khi nghiên cứu sâu về thị trường làm đẹp, chủ spa sẽ hiểu được insight khách hàng, tìm ra tệp khách hàng tiềm năng và có định hướng kinh doanh đúng đắn, phù hợp với hướng đi của spa.
Việc tham khảo các mô hình kinh doanh spa của các đối thủ trên thị trường cũng là phương pháp nghiên cứu giúp người đứng đầu spa học hỏi thêm kinh nghiệm cũng như rút ra các bài học xương máu để áp dụng vào kế hoạch kinh doanh.
3. Nguồn vốn
Trước khi muốn mở bất cứ đơn vị kinh doanh nào thì người sở hữu cũng cần chuẩn bị kỹ lưỡng về nguồn vốn. Trước hết, bạn cần đưa ra mức vốn cụ thể mà mình sẽ đầu tư để cân nhắc lựa chọn các chi phí phù hợp với nguồn tiền nói trên.
Nguồn tiền này dùng để thuê mặt bằng, mua máy móc, các chi phí khác liên quan đến spa …Lưu ý rằng các trang thiết bị và các chi phí kể trên là con số không hề nhỏ nên bạn cần tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt nguồn vốn để có thể mở spa kinh doanh hiệu quả, không bị lỗ.
4. Chọn địa điểm
Các khu vực sầm uất, nhiều văn phòng, trung tâm thương mại….là các địa điểm có lượng khách hàng có nhu cầu làm đẹp và chăm sóc da thường xuyên. Do vậy khi mở spa tại đây sẽ thu hút khách hàng mà không cần PR hay quảng cáo quá nhiều. Điều này sẽ giúp spa tiết kiệm một phần chi phí.
Tuy nhiên, chi phí để thuê địa điểm kinh doanh tại các khu vực nói trên là rất cao. Do vậy nếu quy mô spa nhỏ thì việc kinh doanh tại nhà hoặc các địa điểm lân cận để tiết kiệm chi phí là một lựa chọn hợp lý và tối ưu.
5. Thiết kế spa
Sau khi đã có được địa điểm kinh doanh, để tạo sự nổi bật và thu hút khách hàng thì spa phải có những thiết kế riêng cho mình. Việc thiết kế không gian riêng với phong cách sang trọng sẽ tạo nên sự chuyên nghiệp và uy tín cho đơn vị kinh doanh spa.
Không gian xinh đẹp và tiện nghi sẽ là một điểm nhấn và điểm cộng cho những khách hàng lần đầu tiên đến với spa. Do vậy việc đầu tư vào thiết kế không gian là điều rất cần thiết.
Cần thiết kế không gian đặc biệt cho Spa của bạn
6. Chứng chỉ và giấy phép kinh doanh
Để được phép kinh doanh dịch vụ spa đòi hỏi người chủ cần có chứng chỉ hành nghề cũng như giấy phép kinh doanh được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu thiếu một trong hai giấy tờ trên sẽ khiến Spa không được phép hoạt động.
7. Chuẩn bị máy móc
Để kinh doanh spa thì việc đầu tư vào trang thiết bị và máy móc là điều bắt buộc phải thực hiện. Chi phí cho khoảng đầu tư này khá cao nên khi chi phí có giới hạn, chủ spa nên chọn ra những thiết bị cần sử dụng để mua trước và bổ sung các thiết bị ít sử dụng trong đợt sau.
Việc đầu tư này không những tạo sự chuyên nghiệp và uy tín cho spa mà còn gia tăng sự tin tưởng của khách hàng.
Đầu tư dàn máy móc hiện đại khi mở Spa
8. Chuẩn bị nhân sự
Để hoạt động spa được trơn tru cần có sự đào tạo một đội ngũ nhân sự theo từng mảng và chuyên môn l. Bao gồm chuyên viên tư vấn, sale, nhân viên thực hiện thẩm mỹ…
9. Chuẩn bị nhận diện thương hiệu
Dù đơn vị kinh doanh của bạn nhỏ hay lớn thì việc có những yếu tố giúp nhận diện thương hiệu là điều rất cần thiết. Do vậy tên đơn vị hay logo spa nên đơn giản nhưng không mờ nhạt để thu hút sự quan tâm của khách hàng.
Kinh nghiệm mở Spa tiết kiệm chi phí
Kinh nghiệm từ những người đi trước luôn là những bài học đắt giá mà những người có ý định mở spa không nên bỏ qua. Bạn hãy đảm bảo những điều này trước khi khởi nghiệp ngành thẩm mỹ, làm đẹp nhé:
1. Bình tĩnh, cân nhắc
Để có được sự bình tĩnh nêu trên, chủ spa cần vạch rõ kế hoạch cũng như định hướng kinh doanh để tạo sự vững chắc cho đơn vị của mình. Bên cạnh đó việc chuẩn bị các kỹ năng quản lý hay vận hành spa cũng cần được rèn luyện để đảm bảo kinh doanh thành công.
2. Tính toán kỹ về chi phí
Với những người chưa có kinh nghiệm thì tình trạng sử dụng tiền không phù hợp là điều thường gặp. Do vậy người chủ spa cần lên chi tiết các khoản tiền cần đầu tư và chi tiêu để tránh gây thiếu hụt hoặc đầu tư vào những thứ không cần thiết.
3. Sâu sát về quản lý
Việc quản lý sổ sách, thu chi cũng như các chi tiêu tại spa cần được quản lý chặt chẽ để tránh thâm hụt nguồn vốn cá nhân. Để dễ dàng và chính xác hơn, chủ cửa hàng có thể sử dụng phần mềm quản lý PosApp để quản lý spa của mình.
4. Nên học quản lý trước khi mở Spa
Không phải ai cũng có khả năng quản lý, đặc biệt là với những người lần đầu làm chủ spa. Do vậy việc học cách vận hành đơn vị kinh doanh spa trước khi mở cửa hàng là điều rất cần thiết.
Kết luận
Trên đây là những lưu ý và kinh nghiệm quý báu để giải đáp cho thắc mắc mở Spa cần gì? Chắc hẳn bạn sẽ rút ra được nhiều bài học ý nghĩa. Chúc bạn thành công trong sự nghiệp của mình!