Để trở thành một quản lý spa chuyên nghiệp, đưa cơ sở của mình phát triển bạn cần phải nắm được những kỹ năng và công việc mà mình làm ở vị trí này. Chắc chắn tất cả những gì mà bạn còn mơ hồ về khoá học quản lý spa sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Tại sao nên học khóa học quản lý spa?
Bên cạnh việc nâng cao kỹ năng chuyên môn và nghiệp vụ spa thì những người có kế hoạch mở spa để làm chủ cần tham gia các khóa học quản lý spa giúp cho việc hoạt động kinh doanh của mình một cách hiệu quả và chuyên nghiệp.
Chuyên môn giỏi là một chuyện, quản lý tốt lại là một chuyện khác. Bạn có thể là một chuyên viên, kỹ thuật viên lâu năm, dày dặn kinh nghiệm nhưng không đồng nghĩa với việc bạn có thể quán xuyến mọi việc từ lên kế hoạch, quản lý nhân sự, marketing, quản lý tài chính tốt. Vì vậy, khóa học quản lý spa sẽ giúp bạn trang bị đầy đủ hành trang để trở thành bà chủ toàn năng và giỏi giang.
Học quản lý sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bạn
Những công việc của người quản lý Spa
Người quản lý thẩm mỹ viện, spa vô cùng đa di năng, công việc của họ ở vị trí này bao gồm:
1. Quản lý tài chính
Tài chính là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình vận hành spa. Là một người quản lý spa bạn phải nắm rõ được:
- Nguồn vốn
- Thu
- Chi
- Doanh thu
- Lợi nhuận
Tất cả các phải rõ ràng, rành mạch để minh chứng cho hiệu quả kinh doanh của spa đang lời hay lỗ. Trong mỗi chỉ số bạn lại cần chi tiết hơn, điều này bạn sẽ được hướng dẫn kỹ hơn khi tham gia khóa học cách quản lý spa.
2. Quản lý nhân sự
Quản trị con người luôn là bài toán nan giải cho các quản lý spa. Làm sao để tuyển dụng được nhân tài và giữ họ lại với spa? Làm sao để quản lý đội ngũ nhân viên sát sao nhưng vẫn tạo ra môi trường chuyên nghiệp, thoải mái cho mọi người được phát triển? Và rất nhiều vấn đề liên quan đến con người mà người quản lý spa cần phải nắm rõ để đưa spa của mình phát triển tốt hơn.
Quản lý con người không bao giờ dễ dàng
3. Quản trị marketing
Là một người điều hành spa bạn cần đưa ra được những chiến lược truyền thông quảng cáo cho spa của mình. Trong thời đại công nghệ số thì việc này ngày càng được chú trọng hơn. Công việc của người quản lý spa trong việc quản trị marketing phải kể đến như:
- Lên ý tưởng xây dựng kế hoạch marketing theo ngày/tuần/tháng/quý/năm để thúc đẩy doanh thu
- Đưa ra chương trình ưu đãi để thu hút khách hàng đến trải nghiệm từ đó upsale lên các liệu trình cao hơn
4. Chăm sóc khách hàng
Tìm khách hàng mới là điều quan trọng nhưng song song với đó việc chăm sóc khách hàng đang sử dụng dịch vụ và khách hàng cũ và nâng cấp team chăm sóc khách hàng cũng cần được chú ý. Công việc của người quản lý spa nắm bắt được tất cả các thông tin khách hàng, khảo sát ý kiến và đưa ra định hướng phát triển cho team của mình.
5. Xây dựng chính sách, quy trình
Để spa vận hành một cách bài bản và chuyên nghiệp, người quản lý spa phải xây dựng được chính sách và quy trình bài bản để làm kim chỉ nam. Bên cạnh đó, quản lý phải là người đầu tiên chấp hành nghiêm chỉnh bộ quy trình đó để mọi người làm gương và follow theo.
Những kiến thức kỹ năng quản lý Spa
Để trở thành một người đứng đầu spa giỏi, bạn cần trang bị những kiến thức sau:
1. Kiến thức chuyên môn
Để quản lý spa hiệu quả, bạn cần nằm lòng các kỹ năng và kiến thức chuyên môn để đưa ra được những kế hoạch, ý tưởng phù hợp. Những kiến thức quan trọng mà một người quản lý cần có là:
- Kỹ thuật liên quan đến nghiệp vụ spa.
- Kiến thức về da và chăm sóc da.
- Kiến thức về dinh dưỡng.
- Kiến thức về dược phẩm, thẩm mỹ và cách vận hành trang thiết bị.
- Kiến thức điều hành, quản lý.
2. Chịu được áp lực
Vị trí càng cao áp lực càng lớn, vì vậy người quản lý spa phải rèn luyện cho mình chịu được áp lực lớn đến từ nhiều phía: nhân sự, khách hàng, đối tác… và có những phương án xử lý phù hợp với từng trường hợp.
3. Kỹ năng quản trị
Quản trị là một mảng rất rộng như đã đề cập đến ở trên, người quản lý spa cần thâu tóm được: quản trị con người, quản trị tài chính, quản trị marketing… để giúp spa kinh doanh hiệu quả và lâu dài
4. Kỹ năng xử lý rủi ro
Dù là spa lớn hay nhỏ thì ít hay nhiều cũng gặp rủi ro khi kinh doanh: khách hàng phản ánh tiêu cực về hiệu quả, nhân viên không đoàn kết, hư hỏng thiết bị… Nếu không xử lý tốt những điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến hình ảnh thương hiệu và hiệu quả kinh doanh về lâu dài.
Người điều hành cần phải có kỹ năng quản lý spa, xử lý rủi ro, ứng biến tốt với những điều không hay xảy ra trong quá trình vận hành. Đó là xem xét sự việc, đưa ra cách giải quyết thích đáng và triệt để, cùng với đó là rút ra bài học để không xảy ra những việc tương tự trong tương lai.
Rất nhiều yêu cầu cho vị trí quản lý thẩm mỹ viện
5. Có tầm nhìn chiến lược
Spa lớn nhỏ ở HCM mọc lên như nấm sau mưa nhưng không phải spa nào cũng trụ được trong thị trường khắt khe này. Để spa phát triển ngày càng lớn mạnh, người đứng đầu cần phải có tầm nhìn chiến lược trong ngắn hạn và dài hạn, biết cách quản lý một spa:
- Trong ngắn hạn cần có những chính sách, hướng đi như thế nào để giữ khách hàng hiện tại và tăng lượng khách mới?
- Trong dài hạn cần làm gì để mở rộng kinh doanh, hợp tác B2B và phát triển thành chuỗi spa rộng khắp HCM và hơn nữa là cả nước?
- Quản lý spa cần giải được những bài toán này bằng cách đưa ra ý tưởng, bảng kế hoạch chi tiết bằng chuyên môn, kỹ năng của mình và tham vấn từ các chuyên gia trong lĩnh vực này.
Kết luận
Trên đầy là những yêu cầu, công việc mà một người điều hành spa cần nắm được trước khi bắt đầu công việc. Hy vọng những ai chuẩn bị lấn sân sang vị trí này có cái nhìn tổng quan nhất và trau dồi được nhiều kiến thức bổ ích và tham gia ngay khóa học quản lý spa để trang bị kiến thức vững vàng cho mình. Chúc bạn thành công với lựa chọn của mình.