Thuốc trangala là loại thuốc bôi có những công dụng như: điều trị một số bệnh về mắt, mụn nhọt, bỏng, viêm da… Tuy nhiên, nhiều người đồn rằng loại thuốc này có công dụng trị mụn hiệu quả. Vậy thật sự trangala trị mụn có hiệu quả không? Cùng chúng tôi giải đáp ở bài viết dưới đây nhé!
Thuốc Trangala là thuốc gì?
Thuốc trangala là loại thuốc bôi có những công dụng như: điều trị một số bệnh về mắt, mụn nhọt, bỏng, viêm da… Ngoài ra, loại thuốc này cũng chứa một số công dụng khác như: điều trị cho người làm trong nhà máy chế biến thủy hải sản, người bị viêm phần mí mắt…
Như vậy, Trangala không phải là thuốc chuyên trị mụn trứng cá, mặc dù thành phần của thuốc có thể có công dụng hỗ trợ trị mụn.
Thuốc Trangala có khá nhiều công dụng
Thành phần của thuốc Trangala
Thành phần chứa trong thuốc bao gồm: Chloramphenicol 2g, Dexamethason acetat 0.050g, mỡ trăn và tá dược vừa đủ 100g.
Trong đó:
-
Chloramphenicol: Loại kháng sinh phổ rộng thường được sử dụng khi có nhiễm trùng do vi khuẩn, ví dụ như mụn trứng cá…
-
Dexamethasone acetate: Thuộc nhóm glucocorticoid tổng hợp hay còn được hiểu là Corticoid, với công dụng chống viêm, ức chế miễn dịch hay chống dị ứng khá tốt.
-
Mỡ trăn: Là thành phần trị mụn với nhiều acid béo giúp kháng viêm và nhanh lành vết thương, được chiết xuất từ thiên nhiên.
Thành phần thuốc Trangala gồm những gì?
Thuốc Trangala trị mụn có hiệu quả không?
Ưu điểm
Trangala có trị mụn không? Câu trả lời là có, tuy nhiên đó là các mụn :nhọt, ghẻ lở, vì chúng giúp giảm sưng, giảm viêm khá tốt, đẩy nhanh việc gom cồi mụn bằng cách ức chế quá trình viêm và tiêu diệt vi khuẩn gây ra mụn.
Những công dụng khác của Trangala như:
-
Điều trị đau mắt hột và một số vấn đề về mắt như: zona thần kinh mắt, viêm phần mí mắt, nhiễm trùng mắt…
-
Điều trị tình trạng da nứt nẻ hay bị bỏng, nước ăn chân tay
-
Điều trị viêm nang lông
-
Điều trị viêm da dị ứng, ghẻ lở
Nhược điểm
Bên cạnh những công dụng điều trị hiệu quả ra, thuốc Trangala trị mụn cũng gây ra một số vấn đề cho da và cơ thể do có chứa Chloramphenicol – loại chất cần phải dùng đúng cách để không gây hậu quả như:
-
Làm mỏng da, teo da: Một số biểu hiện có thể xảy ra như ngứa ngáy, da nổi mẩn li ti, da trở nên nhạy cảm hơn khi sử dụng mỹ phẩm, có thể bị rát hoặc châm chích
-
Giãn mao mạch: Da dần dần bị teo và vùng mao mạch phía dưới bị giãn da nếu sử dụng một thời gian dài. Biểu hiện là xuất hiện những tia máu trên bề mặt da
-
Suy giảm miễn dịch: Việc lạm dụng các sản phẩm chứa Corticoid làm suy giảm hệ miễn dịch của da, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây mụn
-
Tăng sắc tố da, gây nám: Da bị tăng sắc tố làm xỉn màu và gây nám, đen sạm
Da bị mỏng và nổi mẩn đỏ sau thời gian sử dụng Trangala quá nhiều
Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Trangala
1. Chỉ định
Trangala chỉ định cho những người bị tình trạng mụn và da như: mụn nhọt, viêm da…
2. Chống chỉ định
Chống chỉ định với những người mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc; người bị rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp từng cơn; người bị suy tủy xương và tiền sử gia đình mắc bệnh này; người bị bệnh máu nặng do tủy xương, người bị suy gan.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc Trangala
Một số điều cần chú ý khi sử dụng thuốc Trangala trị mụn:
-
Không dùng Trangala liên tục trong 10 ngày. Việc sử dụng nhiều loại thuốc bôi này sẽ dẫn đến những hậu quả về da như đã đề cập phía trên
-
Không dùng kính áp tròng khi bôi thuốc
-
Không dùng cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Nếu muốn dùng phải được sự cho phép và hướng dẫn của bác sĩ
-
Không bôi Trangala cho trẻ dưới 12 tuổi
Khi da bạn có dấu hiệu kích ứng hoặc xuất hiện những biểu hiện như: ngứa ngáy, rát, nổi mẩn… thì nên dừng ngay thuốc và đến gặp bác sĩ để thăm khám và hướng dẫn cụ thể.
Dừng bôi thuốc khi da có dấu hiệu kích ứng, khó chịu
Các câu hỏi thường gặp
Trangala có tương tác thuốc không?
Không nên bôi 2-3 loại thuốc cùng một lúc để tránh tình trạng các loại thuốc kích ứng với nhau, gây nguy hại cho làn da hoặc làm thuốc mất tác dụng.
Người dùng nên sử dụng theo liều lượng được quy định bởi bác sĩ là tốt nhất.
Cách bảo quản thuốc được lâu hơn như nào?
Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, nhiệt độ phòng, không để nơi ẩm ướt , tránh ánh nắng trực tiếp. Không nên để thuốc ở những nơi ẩm ướt hay lạnh như nhà tắm, tủ lạnh.
Tránh xa tầm tay của trẻ và đậy kín nắp để vi khuẩn không thể xâm nhập. Đặc biệt, người dùng không được dùng thuốc Trangala đã hết hạn hoặc bị đổi màu để không gây phản tác dụng cho da và cơ thể.
Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm
Tác dụng phụ của thuốc Trangala là gì?
Tác dụng phụ phổ biến hay gặp khi trangala trị mụn đó là hiện tượng nổi mề đay, mụn nhọt li ti hay nghiêm trọng hơn là nhiễm trùng da. Vì thế, tốt nhất, bạn chỉ nên dùng khi có sự cho phép và tư vấn cụ thể của bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu.
Có dùng Trangala cho phụ nữ mang thai được không?
Khi mang thai, nhiều mẹ bầu thường nổi nhiều mụn do thay đổi nội tiết tố. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng không nên sử dụng thuốc Trangala để bôi trong trường hợp này vì trangala chứa dexamethasone và chloramphenicol là chất kháng viêm và chất kháng sinh, không an toàn cho thai nhi.
Nếu lỡ dùng thì các bà mẹ nên ngừng ngay thuốc bôi này nhé và đến khám bác sĩ để được hướng dẫn kỹ hơn.
Trên đây là những thông tin bạn cần biết về thuốc Trangala trị mụn, những chỉ định, chống chỉ định…cũng như ưu nhược của loại thuốc này. Ngoài ra, trước khi dùng bạn nên đọc kỹ hướng dẫn của thuốc để việc sử dụng đem lại hiệu quả cao nhất! Để tốt hơn, bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và tư vấn về cách dùng và liều dùng hợp lý nhất cho làn da của mình!