Mụn nhọt của trẻ nếu không được chữa trị sẽ gây ra những hậu quả nào ?
Mụn nhọt thường xuất hiện khi các nang lông bị tắc nghẽn do tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn tiết ra quá nhiều. Bên cạnh đó, vùng da bị trầy xước, tổn thương không được sát trùng cẩn thận cũng là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập.
Da đầu trẻ nhỏ thường tiết ra nhiều mồ hôi, là môi trường thích hợp để vi khuẩn gây hại sinh sôi, nảy nở. Da trẻ nhỏ rất nhạy cảm, sức kháng còn yếu nên vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào máu.
Do đó, khi thấy mụn nhọt có mủ trên da, đặc biệt là phần đầu thì bố mẹ cần tìm cách chữa trị kịp thời. Nếu để tình trạng mụn nhọt nghiêm trọng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm màng não, điếc thậm chí là tử vong.
Tuy, mụn nhọt có thể gây ra các hệ lụy nghiêm trọng, nhưng hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm nhanh chóng. Chỉ cần cha mẹ áp dụng cách trị mụn nhọt ở đầu cho trẻ đúng đắn..
Trẻ mọc mụn nhọt ở đầu cần được điều trị nhanh chóng, tránh để lâu gây hậu quả nghiêm trọng.
Cách chữa mụn nhọt ở đầu cho trẻ
Cách trị mụn nhọt ở đầu cho trẻ rất đơn giản, cha mẹ có thể áp dụng các cách trị mụn hiệu quả được nhiều người tin tưởng áp dụng dưới đây.
-
Chườm ấm vết nhọt
Để vết nhọt nhanh thoát ra ngoài, bạn có thể dùng khăn mềm nhúng nước ấm chườm lên da trẻ. Thực hiện điều này mỗi ngày vài lần, trước và sau khi thực hiện cần rửa sạch tay.
-
Vệ sinh vết nhọt chảy mủ
Mụn nhọt có tính lây lan sang vùng da khác hay sang người khác khá nhanh. Vì thế, ngay khi vết nhọt chảy mủ cần lau sạch mủ, máu bằng bông gòn sạch, sau đó sát trùng vết nhọt bằng dung dịch Dettol hoặc Savlon. Cuối cùng là dùng băng gạc băng vết thương lại, tuyệt đối không được để trẻ gãi vết nhọt.
Ngoài ra, bạn nên cho trẻ ăn mặc mát mẻ, chơi nơi khô ráo và thoáng mát, tránh nơi nóng bức để vết nhọt nặng thêm.
-
Đừng bóp nhọt
Tuy đây không phải là cách trị mụn nhọt ở đầu cho trẻ nhưng lại là cách phòng ngừa mụn nhọt biến chứng xấu. Vì khi nặn mụn nhọt có thể sẽ khiến mụn bị nhiễm trùng nặng, gây đau đớn và các hệ lụy không mong muốn.
-
Quan sát mụn nhọt thường xuyên
Nếu thấy mụn nhọt phát triển bất thường, càng ngày càng lớn, đau đớn hơn thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện.
-
Giảm đau nếu cần thiết
Nếu tình trạng mụn nhọt gây đau đơn cho trẻ thì cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ có nên dùng thuốc giảm đau và liều lượng dùng như thế nào. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng thuốc, đặc biệt là dùng nhiều hơn liều lượng khuyến cáo.
-
Không tùy tiện cho trẻ uống thuốc
Bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ khám xét cẩn thận trước khi cho trẻ uống thuốc, nhằm tránh những hệ lụy không đáng có.
Không nặn là cách trị mụn nhọt trên đầu cho trẻ an toàn, hiệu quả.
Khi nào nên đưa bé đi khám bác sĩ?
Một số trường hợp mụn nhọt ở đầu rất dễ lây nhiễm vào máu qua xoang hang, không gian rỗng dưới não và đằng sau khóe mắt. Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu thấy trẻ xuất hiện các vấn đề sau:
-
Trẻ nổi mụn nhọt kèm sốt cao.
-
Trẻ thường xuyên kêu đau, khó chịu chỗ nổi mụn.
-
Mọc nhiều mụn nhọt hoặc mụn nhọt to trên 2 cm.
-
Mụn nhọt càng ngày càng to, mụn mọc 2 ngày mà không có dấu hiệu tiêu giảm.
-
Vùng da quanh mụn nhọt sưng đỏ, ngày một lan rộng nghiêm trọng hơn.
-
Trẻ bị mụn nhọt có tiền sử mắc bệnh tiểu đường hoặc suy giảm miễn dịch.
Khi thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng bất thường cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám.
Trên đây là một số cách trị mụn nhọt ở đầu cho trẻ hiệu quả, an toàn nhất mà Vietnam Beauty Academy tổng hợp và muốn chia sẻ với bạn đọc. Hy vọng, những thông tin này sẽ giúp các cha mẹ có biện pháp trị mụn và chăm sóc da trẻ luôn khỏe mạnh. Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng để bên dưới bình luận để được giải đáp sớm nhất nhé!