So sánh cấp 3 và đại học? Điểm khác biệt giữa cấp 3 và đại học là gì?

Cấp 3 và Đại học là hai môi trường giáo dục khác nhau ở rất nhiều yếu tố. Chính vì vậy có nhiều bạn học sinh sau khi kết thúc hành trình học tập ở cấp THPT chuyển sang Đại học bị áp lực và choáng ngợp. Nếu bạn cũng đang lo lắng và muốn tìm hiểu sự khác nhau đó là gì thì hãy theo dõi ngay bài viết này nhé!

So sánh khác biệt giữa học cấp 3 và đại học

Điểm giống nhau giữa cấp 3 và đại học

Nhìn chung cấp 3 và Đại học đều là nơi các bạn có thể học hỏi, tiếp thu kiến thức nhằm phục vụ công việc trong tương lai. Nhiệm vụ chính của người học là theo dõi quá trình giảng bài của giáo viên, giảng viên, thảo luận, trau dồi và vận dụng kiến thức để giải quyết các bài toán trong thực tế.

Ngoài ra để quản lý học sinh, sinh viên tốt hơn thì mỗi khóa học ở cả cấp 3 và Đại học đều chia người học thành các lớp hành chính, có chủ nhiệm và ban cán sự. Chủ nhiệm lớp có nhiệm vụ nắm bắt thông tin về các quyết định, thông báo của ban giám hiệu và phổ biến tới người học.

Ban cán sự lớp ( thường là lớp trưởng, bí thư,..) có nhiệm vụ quản lý sĩ số và các vấn đề liên quan đến cá nhân mỗi bạn học và báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm.

Điểm giống nhau giữa cấp 3 và đại học nhất định bạn phải biết

Cấp 3 và Đại học đều đánh giá và ghi nhận kết quả học tập của người học thông qua điểm số của các bài kiểm tra. Các trường hợp có kết quả học tập và rèn luyện tốt đều được khen thưởng nhằm khích lệ tinh thần học tập.

Đặc biệt dù ở môi trường nào đi nữa thì học sinh, sinh viên đều được hưởng đầy đủ những quyền lợi chính đáng khi tham gia học tập như: sử dụng cơ sở vật chất, thoải mái trao đổi, thắc mắc về những kiến thức chưa hiểu rõ, được đánh giá học lực một cách công bằng,…

Đi kèm với quyền lợi đó là nghĩa vụ, dù là học sinh cấp 3 hay sinh viên Đại học thì bạn đều phải có tinh thần chịu khó, ham học hỏi, học tập một cách nghiêm túc,…có như vậy mới đạt được những thành tích vang dội trong học tập lẫn công việc sau này.

Học xong cấp 3 nên học đại học hay đi làm luôn là tốt nhất?

Điểm khác nhau giữa trường cấp 3 và đại học 

Cấp 3 và đại học chỉ cách nhau một kỳ thi THPT nhưng đó lại là bước ngoặt rất lớn trong cuộc đời mỗi con người. Có thể nói môi trường học tập ở Đại học rất khác so với những gì bạn tưởng tượng khi còn ngồi trên ghế nhà trường ở bậc THPT.

Đại học và cấp 3 khác nhau ở nhiều yếu tố: môi trường học, chuyện thi cử, điểm danh,…

Điểm khác biệt giữa cấp 3 và đại học thể hiện ở các yếu tố: môi trường học tập, giảng viên, bạn học, quy mô trường học và cơ sở vật chất, chuyện thi cử và học hành, những hoạt động ngoài thời gian học,….Cùng đi vào những phân tích, so sánh cấp 3 và đại học chi tiết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Môi trường học tập 

Cấp 3

Đại học 

  • Thường mang tính kỷ luật cao. Học sinh học tập dựa trên tinh thần nghiêm túc và có sự quản lý, kèm cặp sát sao của giáo viên, phụ huynh.

  • Môi trường học tập thường áp lực xuyên suốt học kỳ, học sinh bắt buộc phải trau dồi kiến thức liên tục vì thường xuyên bị giáo viên kiểm tra.

  • Học tập trên tinh thần tự giác, chủ động, tự học là chính. Không có sự quản lý, thúc dục từ giáo viên và phụ huynh trong việc học

  • Môi trường học tập thoải mái, không bị áp lực xuyên suốt. Sinh viên phải tự phân bổ thời gian, sức lực để cân bằng giữa việc học và các vấn đề cuộc sống.

 

Quy mô trường học và cơ sở vật chất 

Cấp 3

Đại học 

  • Trường học có quy mô vừa và nhỏ. Mỗi huyện thuộc tỉnh và mỗi quận thuộc thành phố đều có các trường cấp 3.

  • Mỗi trường cấp 3 sẽ có 3 khối là khối 10, khối 11 và khối 12. Trong mỗi khối sẽ có các ban tự nhiên ( A, B) và ban xã hội (C, D).

  • Số lượng học sinh giao động từ 1000- 5000 học sinh.

  • Cơ sở vật chất tùy thuộc vào mức độ đầu tư của từng quận/ huyện. Tuy nhiên mức độ hiện đại không bằng Đại học.

  • Diện tích lớp học thường nhỏ, các trang thiết bị phổ biến được trang bị như: bàn ghế, bảng xanh, máy chiếu, bóng điện, quạt trần, chỉ 1 số ít trường học có lắp thêm điều hòa.

  • Đại học có quy mô lớn hơn rất nhiều và chủ yếu tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn thuận tiện giao thông như: Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Hà Nam, Hải Phòng,…

  • Đại học có diện tích đất lớn với nhiều giảng đường có sức chứa từ 50- 150 sinh viên.

  • Số lượng sinh viên, học viên Thạc sĩ, Tiến sĩ giao động từ 5000- 30.000 người

  • Có khu ký túc xá lớn dành cho sinh viên trong và ngoài nước lưu trú.

  • Cơ sở vật chất hiện đại với hệ thống máy móc, dụng cụ phục vụ học tập, giảng dạy, sinh  hoạt như: bàn ghế, bảng điện tử, máy chiếu, micro, điều hòa, quạt, bóng điện, máy lọc nước, robot thực hành,…

Mẫu phòng học phổ biến của các trường học tại Việt Nam

Chuyện học hành và thi cử 

 

Cấp 3

Đại học 

Thời gian học tập

  • Học sinh học tập trong 3 năm và chia thành 6 kỳ chính, mỗi học kỳ thường kéo dài từ 4- 4,5 tháng.

  • Thời gian bắt đầu năm học mới là tháng 9 và kết thúc vào cuối tháng 5.

  • Thông thường học sinh cấp 3 sẽ có lịch học cố định cả sáng và chiều xuyên suốt từ T2- T7 hàng tuần

  • Tùy thuộc vào từng ngành mà thời gian học sẽ khác nhau. Thông thường với các ngành kinh tế, ngoại ngữ, sư phạm, quân đội là 4 năm, kỹ thuật, xây dựng là 5 năm, y học là 6 năm.

  • Lịch học không cố định và có thể lựa chọn sao cho phù hợp với kế hoạch của bản thân.

Điểm danh

  • Điểm danh là điều bắt buộc ở mỗi tiết học và thường được ban cán sự lớp thực hiện và báo cáo với giáo viên bộ môn.

  • Học sinh không thể gian lận, né tránh trong việc điểm danh

  • Việc điểm danh hay không phụ thuộc vào giảng viên từng học phần. 

  • Việc điểm danh thường do giảng viên trực tiếp thực hiện.

  • Thường xuất hiện tình trạng điểm danh hộ do giảng viên không nhớ hết sinh viên.

Trang phục

  • Trang phục gọn gàng, nghiêm túc với quần tối màu và áo có cổ, không in họa tiết kỳ dị, không rách rưới,…theo đúng quy định của trường học.

  • Mặc đồng phục vào các ngày quy định, thường là thứ 2 và các ngày lễ, kỷ niệm.

  • Không mặc đúng quy định sẽ bị khiển trách hoặc kỷ luật tùy theo mức độ và tần suất vi phạm.

  • Tại các trường không thuộc khối quân sự, công an, an ninh thì sinh viên được ăn mặc tùy theo sở thích. Tuy nhiên cần đảm bảo trang phục không quá phản cảm.

  • Tại các trường khối công an, quân đội,…cần mặc quân phục theo quy định của trường và theo đúng quân hàm.

  • Chỉ cần mặc đồng phục trong các tiết học thể dục hoặc mặc đồng phục khoa nếu có yêu cầu.

Văn hóa học tập

  • Học tập nghiêm túc, nền nếp. Được kiểm tra, đánh giá thường xuyên.

  • Thầy cô quan tâm, sát sao tới tình hình học tập của từng em học sinh.

  • Học sinh cực kỳ tôn trọng và có phần hơi “ sợ” giáo viên. Vì vậy mức độ thoải mái ít hơn, khó chia sẻ, tâm sự như những người bạn mặc dù giáo viên cực kỳ quan tâm.

  • Học tập trên tinh thần tự giác, tự học là chính. Có thể thoải mái thể hiện, phát biểu, tranh luận ý kiến một cách văn minh.

  • Sinh viên và giảng viên có mối quan hệ thân thiết như bạn bè, dễ dàng chia sẻ về cuộc sống, học tập.

Quy mô lớp học 

  • Một lớp học thường giao động từ 30- 40 học sinh có độ tuổi bằng nhau.

  • Diện tích lớp học hạn chế hơn rất nhiều so với Đại học, mỗi lớp học có sức chứa tối đa khoảng 50 học sinh.

  • Số lượng sinh viên mỗi lớp học phần không cố định và tùy thuộc vào học phần.

  • Thông thường các học phần đại cương thì số lượng sinh viên từ 100- 150. Học phần chuyên ngành có số lượng từ 50- 70 sinh viên.

  • Diện tích giảng đường rất lớn, sức chứa có thể lên tới 150 sinh viên

Thời gian học các môn học 

  • Các môn học là cố định và kéo dài suốt 3 năm. Mỗi năm học sẽ học một phần kiến thức của môn đó và nâng dần độ khó.

  • Kết thúc học kỳ sẽ có bài thi cuối kỳ của từng môn. Dựa vào số điểm đạt được, giáo viên sẽ đánh giá kết quả học tập của môn học theo từng năm học và việc đánh giá môn học này được thực hiện trong suốt 3 năm.

  • Học theo cơ chế tín chỉ, mỗi học phần thường có từ 3- 4 tín chỉ.

  • Mỗi học kỳ sẽ học các học phần khác nhau theo lộ trình đào tạo. Sau khi học xong sẽ tiến hành thi kết thúc học phần. Nếu bạn đủ điểm qua môn thì sẽ không phải học lại học phần đó mà chuyển sang học các học phần khác.

  • Thông thường, trong một khóa học Đại học sẽ có từ 40- 50 môn học bạn cần vượt qua để có thể tốt nghiệp.

Học sinh đang trong thời gian làm bài thi tại một trường THPT

Cuộc sống ngoài việc học hành 

 

Cấp 3

Đại học 

  • Học sinh sau giờ học thường được về nhà nghỉ ngơi, ăn uống cùng gia đình hoặc vui chơi với bạn bè. Tuy nhiên việc vui chơi bị phụ huynh quản lý rất chặt chẽ.

  • Một số bạn học sinh khác sẽ đi học các kỹ năng mềm như hát, nhảy, thể dục thể thao,…

  • Việc yêu đương thường bị ngăn cấm vì phụ huynh quan niệm học sinh cấp 3 chưa đủ lớn và việc yêu đương sẽ ảnh hưởng kết quả học tập.

  • Không có nhiều học sinh đi làm thêm vì lượng kiến thức và thời gian học rất nhiều.

  • Hầu hết sinh viên sau giờ học thường nghỉ ngơi, ăn uống tại phòng trọ.

  • Bên cạnh đó sinh viên có thể tự do vui chơi, giải trí mà không có sự quản thúc của phụ huynh.

  • Hầu hết sinh viên có thể thoải mái trong việc yêu đương vì không có sự quản lý của phụ huynh và họ cũng được coi là trưởng thành nên không còn bị cấm đoán.

  • Đặc biệt, ngoài việc học hành thì phần lớn sinh viên chọn lựa đi làm thêm để tích lũy kinh nghiệm, kiếm thêm thu nhập cho bản thân.

  •  

Sinh viên thường đi làm thêm để tích lũy kinh nghiệm và có thu nhập

Người giảng dạy

 

Cấp 3

Đại học 

Giáo viên chủ nhiệm

Thường cố định từ lớp 10 đến lớp 12. 

Thường xuyên gặp gỡ, là người quan tâm, quản lý sát sao nhất tình hình học tập của học sinh.

Thường cố định trong suốt khóa học.

Không thường xuyên gặp gỡ nên có sự xa cách hơn so với giáo viên chủ nhiệm cấp 3.

Giáo viên các môn học khác 

Thông thường giáo viên bộ môn chuyên ở các ban tự nhiên hoặc xã hội sẽ là cố định.

Các môn học còn lại có sự thay đổi linh hoạt giáo viên.

Một giáo viên thường chỉ dạy 1 môn.

Một giảng viên có thể giảng dạy nhiều bộ môn khác nhau.

Có thể lựa chọn giảng viên phù hợp khi đăng ký học phần.

 

Cần chuẩn bị điều gì khi vào học đại học ?

Sau khi có câu trả lời cho câu hỏi sự khác biệt giữa cấp 3 và đại học là gì thì chắc hẳn bạn đọc sẽ thắc mắc không biết cần chuẩn bị điều gì khi bước chân vào cánh cửa đại học.

Học đại học không phải là con đường duy nhất nhưng nó là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công. Tuy nhiên để có một hành trình học tập hiệu quả ở đại học, bạn cần lưu ý những điều kiện dưới đây:

Giải đáp thắc mắc: Học trung bình có nên học đại học?

Ổn định nơi sống

Ổn định nơi sống là yếu tố đầu tiên mà bạn cần phải đáp ứng. Với những bạn ở các tỉnh, thành xa trường Đại học thì việc thuê một phòng trọ để ở là điều bắt buộc. Xung quanh các trường đại học cũng có rất nhiều phòng trọ cho thuê. Tuy nhiên bạn cần lưu ý lựa chọn những địa chỉ uy tín, minh bạch trong cách tính tiền cho thuê để tránh những tranh cãi không đáng có. Giá một phòng trọ dành cho 2 người giao động từ 2- 3 triệu đồng.

Phòng trọ khang trang, sạch sẽ dành cho 2- 3 người ở

Tài chính 

Học đại học là một chặng đường dài và tốn kém rất nhiều chi phí. Chính vì vậy hãy cân nhắc khả năng tài chính của gia đình để lựa chọn trường học và ngành học phù hợp. 

Hiện nay, học phí của các trường đại học đang trên đà tăng gây khó khăn cho nhiều sinh viên. Tuy nhiên bạn có thể vay vốn sinh viên hoặc đi làm thêm để hỗ trợ tiền ăn, tiền học phí cho gia đình.

Học dốt có nên học đại học? Học dốt thì làm nghề gì?

Tinh thần 

Để có thể hoàn thành tốt chương trình ở bậc Đại học thực sự cần một bộ não kiên trì và không biết mệt mỏi. Nếu bạn là một người yêu thích việc học thì học Đại học là con đường phù hợp hơn bao giờ hết. Ngược lại nếu bạn không có đam mê với sách vở thì hãy cân nhắc thật kỹ và lựa chọn những hướng đi khác phù hợp với bản thân.

Lựa chọn học đại học khi bạn thực sự yêu thích và có quyết tâm

Phương tiện đi lại

Phương tiện đi lại cũng là một trong các yếu tố cần chuẩn bị kỹ càng trước khi nhập học Đại học. Nếu có đủ kinh tế, Vietnam Beauty Academy khuyên bạn nên mua một chiếc xe máy để chủ động trong việc đi học và đi làm thêm.

Trường hợp kinh tế eo hẹp bạn hoàn toàn có thể sử dụng các phương tiện công cộng như xe bus, tàu điện trên cao để di chuyển.

Trong trường hợp bạn không có đủ tiềm lực để đi học hoặc không thích việc học Đại học thì cũng đừng lo lắng. Bởi lẽ bạn có thể lựa chọn những hướng đi khác như: học nghề, tự kinh doanh,…để phát triển bản thân. 

Vietnam Beauty Academy hy vọng thông qua bài viết bạn đọc đã có cái nhìn tổng quan nhất về những khác biệt trong môi trường sống, học tập ở cấp 3 và Đại học. Vietnam Beauty Academy tin rằng dù là cấp 3 hay đại học thì cũng đều có những trải nghiệm và kỷ niệm đáng nhớ riêng. Vì vậy hãy tận hưởng thời thanh xuân của mình thật vui vẻ và lạc quan nhé
Xem thêm: Có nên đi học đại học không? Học đại học có quan trọng không?

    Not Tags