Mụn rộp hay mụn nước ở môi là bệnh gì? Cách trị mụn nước ở môi tại nhà hiệu quả

Mụn rộp môi là tình trạng trên môi xuất hiện những vết lở loét, mụn nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, cũng như thẩm mỹ. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, cần phải khắc phục sớm để tránh những hậu quả đáng tiếc. Nội dung sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng này cũng như cách trị mụn nước ở môi hiệu quả.  

Mụn rộp ở môi là bệnh gì ?

Mụn rộp ở môi sốt vỉ, mụn nước sốt, Herpes môi là tình trạng mà trên môi xuất hiện những vết loét phồng rộp, hoặc một đám mụn nước. Say một thời gian, những nốt mụn này sẽ khô đi, bong vảy để lại màu vàng nhạt. 

Quá trình nổi mụn nước thường kéo dài vài ngày, và có thể lây lan khi có tiếp xúc gần. Bệnh chủ yếu bắt nguồn từ nguyên nhân do virus Herpes simplex loại 1 gây ra (chiếm đến 80%). 

Mụn nước ở môi thường do virus Herpes gây ra 

Triệu chứng của bệnh mụn rộp ở môi (Herpes) 

Mụn rộp Herpes khi xuất hiện thường đi kèm với cảm giác ngứa ngáy, bỏng rát khó chịu. Sau vài ngày, ở viền môi, vùng miệng có các mụn rộp đỏ, sưng và bên trong có chứa dịch. Với nhiều trường hợp khác, mụn rộp có thể xuất hiện rải rác tại những vùng khác như khoang miệng,mũi, má… Sau khoảng vài tuần, mụn vỡ ra, có thể tự lành lại. 

Khi có những dấu hiệu bệnh mụn rộp ở môi (Herpes) sau đây, cần đi thăm khám ngay:

  • Có các mụn nước nhỏ mọc thành từng chùm trên nền da sưng đỏ.

  • Ngứa ngáy, đau rát.

  • Những bệnh nhân có đề kháng yếu mụn rộp có thể lan rộng, gây suy giảm miễn dịch.

  • Sốt, đau họng

  • Sưng hạch ở cổ.  

  • Trẻ nhỏ chảy nước dãi. 

Bệnh có thể tái phát và lây lan lại nếu như không có cách phòng ngừa thích hợp. 

Mụn nước khi khô sẽ đóng vảy màu vàng nhạt

Nguyên nhân khiến bạn bị mụn nước ở môi 

Trước khi tìm hiểu cách trị mụn nước ở môi, cần xác định căn nguyên gây bệnh mơi s có phương pháp điều trị hiệu quả: 

Do Herpes gây ra

Có khoảng 80% trường hợp bệnh mụn nước ở môi xuất phát từ virus HSV – 1. Virus này thường tồn tại ở những người đã từng bị bệnh, khi có tiếp xúc gần qua ăn uống chung, sinh hoạt chung…có thể lây nhiễm. Virus sẽ xâm nhập trực tiếp qua da hoặc niêm mạc khoang miệng. 

Khi xâm nhập vào cơ thể, ở điều kiện thuận lợi, virus hoàn toàn có thể sinh sôi và phát triển, tái phát bệnh. Những điều kiện điển hình đó là hệ miễn dịch yếu, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thời gian dài, bệnh lý về răng miệng, stress, áp lực… 

Virus HSV – 1 là nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này

Những nguyên nhân khác gây ra mụn nước ở môi

Một số nguyên nhân khác có thể gây ra tình trạng mụn rộp tại vùng môi đó là: 

  • Stress.

  • Phẫu thuật, xăm môi, chấn thương vùng môi…

  • Thời tiết lạnh.

  • Bị ốm, thiếu ngủ…

Có cách trị mụn nước ở môi tại nhà không ?

Bạn có thể trị mụn rộp ở môi tại nhà theo những cách dưới đây: 

Sử dụng mẹo dân gian

Bạn có thể áp dụng một số cách trị mụn nước ở môi đơn giản sau đây: 

  • Thoa giấm táo: Với khả năng kháng khuẩn, chống viêm nên giấm táo có thể điều trị mụn rộp tại môi.

  • Dùng tinh dầu: Tinh dầu bạc hà, cỏ xạ hương, bạch đàn… cũng có công dụng tương tự.

  • Mật ong: Với đặc tính kháng viêm, chữa lành vết thương nên có thể áp dụng để trị mụn nước ở môi. 

  • Súc miệng bằng nước muối để vệ sinh khoang miệng sạch sẽ. 

Bôi mật ong để sát khuẩn và dưỡng môi 

Dùng thuốc theo đơn

Thuốc trị mụn nước ở môi dạng uống hoặc dạng bôi cũng được các bác sĩ khuyên dùng để loại trừ các triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh: 

  • Thuốc kháng virus: Gồm có  famcyclovir, acyclovir, valacylovir…có công dụng tiêu diệt virus, rút ngắn thời gian điều trị. 

  • Thuốc giảm đau: Nhằm mục đích giảm các triệu chứng khó chịu ở môi, thường chọn paracetamol để ít gây tác dụng phụ.

  • Thuốc chăm sóc tại chỗ: Dạng bôi háng virus acyclovir 5% thường được chỉ định. 

  • Thuốc chống bội nhiễm, chống viêm: Như povidin, milian để vết thương nhanh lành, chóng đóng vảy.  

Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nhân tự áp dụng các cách trị mụn nước ở môi không phù hợp có thể khiến cho mụn nước ngày càng lây lan, thậm chí là để lại sẹo gây mất thẩm mỹ. Nhiều người cũng chủ quan, để bệnh tự khỏi, khiến tình trạng trở nặng, bệnh tái đi tái lại nhiều lần. Do đó, tốt nhất bệnh nhân nên đi thăm khám bác sĩ để có phương án phòng ngừa hiệu quả nhất. 

Dùng thuốc theo đơn để bôi lên các vết thương do mụn nước 

Một vài lưu ý tránh mụn rộp lây lan

Để phòng ngừa tình trạng mụn rộp lây lan rộng hơn, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây: 

  • Bạn không nên dùng tay chạm vào những vết loét ở trên môi, điều này có thể khiến cho dịch trong đó lan ra. Hơn nữa, trên tay cũng có nhiều vi khuẩn, có thể gây nên tình trạng bội nhiễm.

  • Không dùng tay bóc cả lớp vảy, nên để chúng tự khô và bong, nếu không nguy cơ để lại sẹo sẽ rất lớn.

  • Không nên lạm dụng vệ sinh, chà xát rửa mạnh lên vùng bị tổn thương, nếu không có thể gây kích ứng làn da đang tổn thương của bạn.  

  • Không nên hôn, tiếp xúc gần, quan hệ tình dục bằng miệng với người bệnh, bởi đây là nguồn cơ gây bệnh, khiến cho virus càng lây lan mạnh mẽ hơn.

  • Tránh ăn những thức ăn có tính acid, vị chua như chanh, cam, quýt… có thể gây đau nhức và bỏng rát tại vị trí có mụn nước. 

Không nên dùng tay chạm vào những vùng mụn nước ở môi

Cách chăm sóc môi để phòng ngừa mụn rộp tái phát

Virus gây ra mụn rộp tại môi không thể khỏi hoàn toàn và có thể tái phát bất cứ lúc nào. Do đó, bên cạnh cách trị mụn nước ở môi, người bệnh cần phải chủ động các các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn bệnh tái phát:  

  • Không nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu, đặc biệt là ở vùng môi, miệng. Tốt nhất nên sử dụng kem chống nắng chuyên biệt cho vùng môi và nên đeo khẩu trang khi ra ngoài.

  • Không nên, hạn chế tiếp xúc gần với những người bị mụn nước ở môi. 

  • Hạn chế sử dụng những thực phẩm gây dị ứng hoặc có khả năng kích thích bệnh tái phát.  

  • Tuyệt đối không nên dùng chung đồ cá nhân với người khác, nên loại bỏ những tác nhân có hại bằng cách thường xuyên rửa tay, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

  • Tạo không gian thoáng mát sinh hoạt, không để cho những mầm bệnh phát triển.  

  • Nên ngăn chặn những yếu tố có nguy cơ hình thành và khiến mụn rộp ở môi quay trở lại.

Như vậy, bài viết đã chia sẻ cách trị mụn nước ở môi ngay tại nhà cực đơn giản. Bạn cũng cần phải chủ động có các biện pháp phòng ngừa từ đó phòng tránh bệnh lây lan và tái phát trở lại. 

    Not Tags