Lá tía tô trị mụn được không?
Trong Đông Y, lá tía tô còn có nhiều công dụng nổi bật trong chăm sóc sắc đẹp. Đồng thời, chúng cũng hỗ trợ quá trình điều trị mụn hiệu quả với đặc tính có khả năng diệt khuẩn. Sử dụng lá tía tô giúp giảm mụn, đồng thời làm dịu, cũng như phục hồi và chữa lành những vùng da bị tổn thương.
Lá tía tô là dược liệu được sử dụng rộng rãi trong nhiều bài thuốc với nhiều công dụng khác nhau
6 cách trị mụn bằng lá tía tô tại nhà hiệu quả
Dưới đây là 6 cách trị mụn bằng lá tía tô hiệu quả:
Uống lá tía tô trị mụn
Uống nước lá tía tô trị mụn những ngày đầu khiến một số người chưa quen sẽ hơi khó chịu vì mùi lá khá nồng, nhưng nếu kiên trì sử dụng trong một thời gian, nước tía tô sẽ mang đến cho bạn những cải thiện về da rõ rệt, giúp da khoẻ mạnh, hạn chế mụn nhọt quay trở lại.
Nước lá tía tô sẽ mang đến cho bạn những cải thiện về da rõ rệt
Xông lá tía tô trị mụn
Xông da mặt được biết đến như là một phương pháp thư giãn dễ thực hiện tại nhà mang đến những hiệu quả không ngờ cho làn da của bạn. Xông lá tía tô trị mụngiúp làn da của bạn được thải độc, đồng thời các tinh chất trong lá tía tô với công dụng khử khuẩn, sẽ làm khô cồi, sát trùng và làm dịu các nốt mụn của bạn.
Bạn chỉ cần thực hiện:
-
Cho vào nồi 1 nắm lá tía tô và đun sôi.
-
Đổ nước là tía tô đã được đun sôi vào chậu, cho thêm vài giọt nước cốt chanh cùng với 1 ít muối, khuấy đều cho đến khi tan hết muối.
-
Đợi nước nguội bớt, cúi sát mặt vào chậu bắt đầu xông từ 10 – 20 phút (nhớ trùm chăn bông kín để hơi xông đạt hiệu quả nhất). Sau khi xông, nhớ rửa mặt lại bằng nước lạnh, sau đó dùng đá lạnh hoặc toner để se khít lỗ chân lông lại nhé!
Đắp mặt nạ lá tía tô trị mụn
Công dụng lá tía tô trị mụn được nhiều người tận dụng bằng phương pháp đắp mặt nạ, kết hợp lá tía tô với 1 số thành phần khác như chanh, mật ong, sữa chua,… giúp đạt được một số hiệu quả nhất định. Dưới đây là 3 công thức làm mặt nạ lá tía tô phổ biến nhất:
Mặt nạ lá tía tô và chanh
Chanh được biết đến là loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C, cùng các chất chống oxy hóa với công dụng hỗ trợ làm trắng và đều màu da. Kết hợp công dụng trị mụn của lá tía tô với chanh chắc chắn sẽ làm tăng hiệu quả làm sạch, hỗ trợ điều trị mụn, trị thâm.
Cách làm:
-
Chuẩn bị chanh cùng với 1 ít lá tía tô.
-
Xay nhuyễn vắt lấy nước sau khi đã rửa sạch lá tía tô.
-
Trộn phần nước lá tía tô cùng với 2 muỗng cà phê nước cốt chanh tươi. Thoa đều kết hợp mát xa hỗn hợp lên mặt 10 phút, sau đó rửa sạch mặt lại với nước.
Kết hợp lá tía tô với chanh sẽ làm tăng hiệu quả làm sạch, hỗ trợ điều trị mụn, trị thâm
Mặt nạ lá tía tô và sữa chua
Sữa chua là nguyên liệu thường được kết hợp với các thành phần khác để làm mặt nạ dành cho những ai mong muốn làn da trở nên mịn màng, trị thâm cùng khả năng làm giảm lượng bã nhờn và trị mụn.
Sữa chua kết hợp với lá tía tô giúp trị mụn hiệu quả, giúp tăng cường lớp giáp bảo vệ da khỏi những ảnh hưởng xấu từ môi trường.
Cách thực hiện vô cùng đơn giản: Bạn chỉ cần lấy phần nước cốt lá tía tô, trộn đều với 2 – 3 muỗng sữa chua không đường, đắp lên mặt và mát xa nhẹ nhàng từ 20 – 25 phút và sau đó rửa kỹ lại bằng nước ấm. Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ tuần sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt.
Mặt nạ lá tía tô và mật ong
Lựa chọn lá tía tô kết hợp cùng với mật ong không chỉ giúp hỗ trợ điều trị mụn hiệu quả, hỗn hợp còn giúp mang lại hiệu quả dưỡng ẩm cùng với lượng vitamin E, các chất chống oxy hoá có trong mật ong, trị thâm cũng như ngăn ngừa tình trạng mụn quay trở lại.
Khác một chút so với 2 loại mặt nạ trên, thay vì trộn thành 1 hỗn hợp, đầu tiên bạn sẽ đắp lớp nước tía tô lên trước 10 – 15 phút, rửa sạch lau khô và đắp thêm 1 lớp mật ong nguyên chất, nằm thư giãn thêm 10 phút sau đó rửa kỹ lại với nước và lau khô.
Xem thêm: 8 cách sử dụng mật ong trị mụn cực đơn giản và an toàn
Lá tía tô kết hợp với mật ong giúp hỗ trợ điều trị mụn hiệu quả
Nước lá tía tô rửa mặt trị mụn
Không chỉ dùng để uống, nước lá tía tô còn có thể dùng để rửa mặt hàng ngày, một thời gian dài sử dụng bạn sẽ thấy rõ hiệu quả giảm sưng các mụn viêm, khô cồi mụn và tăng độ sáng mịn cho làn da.
Trị mụn bằng lá tía tô cần lưu ý những gì ?
Lá tía tô mang lại nhiều công dụng trong việc điều trị mụn, tuy nhiên bạn cần lưu ý một số thông tin như sau:
-
Chỉ nên sử dụng lá tía tô trị mụn từ 2 – 3 lần/ tuần, không nên quá lạm dụng dễ khiến da bị kích ứng mẩn đỏ.
-
Lá tía tô chỉ có thể hỗ trợ điều trị mụn, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Kết hợp đi thăm khám bác sĩ da liễu để được tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng da.
-
Khi kết hợp sử dụng tía tô với các nguyên liệu khác, cần chú ý thành phần, tình trạng da hiện tại, để tránh trường hợp tương tác giữa các nguyên liệu gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị mụn.
-
Ngưng sử dụng lá tía tô ngay nếu da xuất hiện những biểu hiện kích ứng như mẩn đỏ, nổi mề đay, mụn xuất hiện dày đặc hơn,…
-
Nhớ sử dụng kem chống nắng, tránh tiếp xúc da mặt trực tiếp với ánh mặt trời trong quá trình dùng lá tía tô để điều trị mụn.
-
Kiên trì sử dụng lá tía tô một thời gian mới có thể thấy được những cải thiện cho làn da của bạn.
Không nên quá lạm dụng lá tía tô dễ khiến da bị kích ứng mẩn đỏ
Các câu hỏi thường gặp khi trị mụn bằng lá tía tô
Có serum trị mụn bằng lá tía tô không?
Hiện nay trên thị trường đã có một số sản phẩm serum trị mụn có thành phần từ lá tía tô bạn có thể lựa chọn và sử dụng. Tuy nhiên, cần test thử trên một vùng da nhỏ để biết bạn có bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của serum hay không trước khi sử dụng lên toàn bộ mặt.
Có sản phẩm kem trị mụn bằng lá tía tô không?
Cũng giống như serum, hiện này cũng có rất nhiều hãng dược mỹ phẩm sử dụng các hoạt chất của lá tía tô tạo thành các sản phẩm kem trị mụn hiệu quả ngăn ngừa mụn cũng như kháng khuẩn, chống viêm bảo vệ làn da.
Trị mụn cóc bằng lá tía tô có được không?
Đối với mụn cóc, bạn có thể xay nhuyễn lá tía tô, lấy phần bã đắp lên phần mụn. Kiên trì sử dụng một thời gian sẽ thấy nốt mụn khô và nhỏ dần, sau đó sẽ biến mất.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích về cách trị mụn bằng lá tía tô. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có nhiều góc nhìn khác hơn về những công dụng tuyệt vời mà lá tía tô mang đến trong việc điều trị mụn hiện nay.